Phạm vi vành đai biên giới trừ trường hợp đặc biệt do cơ quan nào xác định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao?
Phạm vi vành đai biên giới trừ trường hợp đặc biệt do cơ quan nào xác định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý hoạt động trong vành đai biên giới
1. Hội đồng nhân dân tỉnh biên giới đất liền xác định phạm vi vành đai biên giới sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao; đối với trường hợp đặc biệt báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hoạt động trong vành đai biên giới.
3. Những người không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định này và phải trình báo Đồn Biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại.
4. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại về danh sách người, phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động.
Theo như quy định trên, Hội đồng nhân dân tỉnh biên giới đất liền là cơ quan xác định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đối với phạm vi vành đai biên giới trừ trường hợp đặc biệt.
Phạm vi vành đai biên giới trừ trường hợp đặc biệt do cơ quan nào xác định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao? (Hình từ Internet)
Tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền
1. Các trường hợp được tạm dừng:
a) Khu vực đang xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, đe dọa đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia;
b) Khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, trấn cướp, khủng bố, bạo loạn, xâm nhập, bắt cóc người hoặc gây rối an ninh, trật tự nghiêm trọng;
c) Khu vực đang có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, sự cố hóa chất, sự cố phóng xạ có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại đến cộng đồng, lan truyền qua biên giới;
d) Nhận được thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng về việc tạm dừng qua lại biên giới.
2. Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân; ngăn chặn thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, các hoạt động sau đây sẽ bị tạm dừng:
Vào vành đai biên giới, họp chợ, tổ chức lễ hội, sản xuất, kinh doanh, xây dựng, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác thuộc các trường hợp xảy ra quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Người có thẩm quyền tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền được quy định như sau:
a) Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định tạm dừng không quá 12 giờ trong phạm vi vành đai biên giới thuộc địa bàn phụ trách và phải báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sở tại và các cơ quan liên quan ở khu vực biên giới đất liền và chính quyền địa phương, lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước láng giềng biết;
b) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định tạm dừng không quá 24 giờ trong khu vực biên giới đất liền thuộc phạm vi quản lý và phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đồng thời thông báo cho Công an tỉnh và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới đối diện nước láng giềng biết;
Trường hợp hết thời hạn 24 giờ, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh xét thấy cần phải tiếp tục tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền, có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; thời gian tiếp tục tạm dừng không quá 24 giờ, đồng thời thông báo cho Công an cấp tỉnh và lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới đối diện nước láng giềng biết.
4. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý khi cần thiết; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên trực tiếp về các quyết định tạm dừng; khi hết thời hạn cho phép hoặc khi tình hình đã trở lại bình thường phải ban hành quyết định bãi bỏ quyết định tạm dừng đã ban hành và thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan, lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới nước láng giềng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết.
Theo đó, tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền trong các trường hợp:
- Khu vực đang xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, đe dọa đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia;
- Khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, trấn cướp, khủng bố, bạo loạn, xâm nhập, bắt cóc người hoặc gây rối an ninh, trật tự nghiêm trọng;
- Khu vực đang có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, sự cố hóa chất, sự cố phóng xạ có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại đến cộng đồng, lan truyền qua biên giới;
- Nhận được thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng về việc tạm dừng qua lại biên giới.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền như sau:
- Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.
- Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.
- Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.
- Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.
- Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.
- Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.
- Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?