Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?

Tôi muốn hỏi về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP) về thời hạn bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

- Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

- Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

- Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.

- Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?

Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?

Phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP) về phạm vi bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

Phạm vi bảo hiểm

- Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;

- Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

- Đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan (nếu có) thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp nào loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP) và Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau đây:

(1) Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.

(3) Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.

(4) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

(5) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo tại Khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.

(6) Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).

(7). Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào