Phải thiết lập báo hiệu hàng hải khi sử dụng các vùng nước nào? Đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải có trách nhiệm như thế nào?
Phải thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án đầu tư báo hiệu hàng hải từ nguồn vốn nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định đầu tư.
2. Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm thiết lập kịp thời báo hiệu hàng hải phục vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải, đồng thời báo cáo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải khu vực.
3. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước sau đây:
a) Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt;
b) Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản;
c) Vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ;
d) Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
đ) Vùng diễn tập: Quân sự, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;
e) Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương;
g) Vùng giải trí, du lịch và thể thao.
4. Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng các công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải nhu cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải.
5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tiến hành thiết lập báo hiệu hàng hải phải được sự chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam về vị trí, quy mô, loại báo hiệu hàng hải theo quy định tại Điều 40 Nghị định này.
6. Việc thiết lập báo hiệu hàng hải phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
Như vậy theo quy định trên các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước sau đây:
- Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt.
- Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
- Vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ.
- Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.
- Vùng diễn tập: Quân sự, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu.
- Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương.
- Vùng giải trí, du lịch và thể thao.
Phải thiết lập báo hiệu hàng hải khi sử dụng các vùng nước nào? Đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung về báo hiệu hàng hải như thế nào?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định về báo hiệu hành hải như sau:
- Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải thực hiện theo các quy định Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.
- Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.
- Các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải.
- Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải công cộng, luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.
Đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải có trách nhiệm như sau:
- Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.
- Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.
- Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Hàng quý, báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
- Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?