Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?
- Xe ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Có giới hạn thời gian xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam không?
- Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Xe ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 80/2009/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Điều kiện để xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Xe ô tô chở người
2. Xe ô tô thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài.
3. Xe ô tô phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực.
4. Người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
5. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, xe ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:
- Là xe ô tô chở người
- Xe ô tô thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký và gắn biển số nước ngoài.
- Xe ô tô phải có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực.
- Người lái xe là người có quốc tịch của quốc gia thực hiện quy tắc giao thông đi bên trái và vượt xe về bên phải, có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.
- Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Có giới hạn thời gian xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2009/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận cho xe ô tô có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam kèm theo bản sao các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam và thông báo đến Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 03 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng xe ô tô; phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam. Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng, phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
Như vậy, Tổ chức, cá nhân có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam kèm theo bản sao các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
Sau đó, chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam và thông báo đến Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp quản lý.
Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải phải nêu rõ cửa khẩu nhập, xuất cảnh, số lượng người, số lượng xe ô tô; phạm vi tuyến đường và thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam.
Đồng thời, thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng, phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.
Ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2009/NĐ-CP thì ô tô nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định sau:
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam.
- Phải tham gia giao thông đúng trong phạm vi và tuyến đường theo văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, đi theo đoàn và có xe ô tô dẫn đường. Tổ chức, cá nhân đưa xe ô tô có tay lái ở bên phải vào tham gia giao thông tại Việt Nam có trách nhiệm bố trí xe ô tô dẫn đường, bảo đảm an toàn giao thông khi phương tiện lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
- Chỉ được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Các loại giấy tờ đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
+ Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?