Nộp đơn khởi kiện yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc thì có được không?
Khi nào thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc đương sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
(1) Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
(2) Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
(3) Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.
Ai là người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể là:
(1) Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
(2) Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Nộp đơn khởi kiện đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc thì có được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 111: Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó."
Theo đó, pháp luật cho phép vừa nộp đơn khởi kiện, đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng. Khi xét thấy những vấn đề trên là đúng thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Cụ thể, tại Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định chi tiết về việc nộp đơn khởi kiện đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc như sau:
(1) Khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định tại Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự) thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự:
- Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;
- Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
- Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).
(2) Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(3) Trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển ngay hồ sơ khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
(4) Trường hợp đơn khởi kiện đã có các nội dung để xác định việc thụ lý và giải quyết vụ án là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhận đơn nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác thì Tòa án thụ lý giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay theo quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết này. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và thụ lý vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 193 và Điều 195 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì trường hợp của bạn không nằm trong tình thế khẩn cấp, cần được giải quyết ngay, không chậm trễ, đồng thời cũng chưa cần tới bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn của chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được hoặc ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra vậy nên bạn không được nộp đơn khởi kiện đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về biện pháp khẩn cấp tạm thời chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn GTGT khi cho một doanh nghiệp khác mượn hàng hóa của mình hay không?
- Người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng khi người lao động chết trong trường hợp nào?
- Công bố đề án tuyển sinh không đúng, không đầy đủ thông tin thì trường đại học có bị xử phạt? Đề án tuyển sinh bao gồm những thông tin gì?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo có thể không lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không?
- Chuyển từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ thì có còn được sử dụng ổn định lâu dài không? Có cần xin phép hay không?