Nội dung xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại Nghị quyết 165/NQ-CP 2023 thế nào?
Ngày 06/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2023.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại Nghị quyết 165/NQ-CP 2023 thế nào?
Theo đó, tại Mục 2 Nghị quyết 165/NQ-CP năm 2023, Chính phủ quyết nghị nội dung về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo như sau:
Đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì xây dựng Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo theo đúng quy định nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất để phát triển hoạt động quảng cáo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của hoạt động này trên môi trường mạng (Internet) và các nền tảng xuyên biên giới (trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động như Facebook, TikTok, Youtube ...); đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo.
Cơ bản thống nhất với 03 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ; hoàn thiện theo hướng:
Về quản lý đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm: Nghiên cứu làm rõ cách thức, biện pháp quản lý đối với hoạt động quảng cáo, trách nhiệm của từng chủ thể (người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với loại hình quảng cáo này);
- Về bổ sung các yêu cầu cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt: Rà soát, làm rõ bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan (Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, ...)
- Về tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo chí: Cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, tránh việc các ấn phẩm báo chí mang tính truyền tải thông tin có nhiều nội dung quảng cáo mang tính chất thương mại, gây phản cảm; rà soát các quy định về quảng cáo xuyên biên giới bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật về an ninh mạng, giao dịch điện tử, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Về quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo: tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng tính chất, phạm vi quản lý, xu thế phát triển dịch vụ quảng cáo để có cơ sở phân công cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm giúp Chính phủ về quản lý hoạt động quảng cáo, đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo bảo đảm hiệu quả, không trùng dẫm; đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ quảng cáo là một lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Tiếp tục rà soát các quy định về thủ tục hành chính để quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình; quảng cáo ngoài trời, ... thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan (Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Xây dựng, ...), bảo đảm yêu cầu quản lý kiến trúc, bảo đảm an toàn sức khoẻ, tính mạng của người dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn;
- Rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để đề xuất sửa đổi toàn diện hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm khắc phục được những hạn chế, vướng mắc; tạo hành lang pháp lý cho phát triển hiệu quả ngành quảng cáo và các ngành nghề có liên quan.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).
Nội dung xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại Nghị quyết 165/NQ-CP 2023 thế nào? (Hình từ internet)
Quảng cáo là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Sản phẩm dịch vụ nào bị cấm quảng cáo?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo gồm có như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?