Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đề xuất thế nào?
- Những cơ sở nào là cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình?
- Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
- Trình tự, thủ tục đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
Những cơ sở nào là cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình?
Đề xuất tại Điều 32 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình về cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể:
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được thành lập hoặc đang thành lập mà mục tiêu chính của việc thành lập không để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình và hoạt động chính của cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 36, 37, 38 và Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Điều kiện, yêu cầu đối với người đứng đầu và đối với nhân viên cơ sở tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với cơ sở tham gia cung cấp dịch vụ tạm lánh hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
5. Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 28 Nghị định này. Tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
6. Cơ sở tham gia phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung, phạm vi hoạt động thuộc quy định của pháp luật chuyên ngành khác còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Theo đó, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã được thành lập hoặc đang thành lập mà mục tiêu chính của việc thành lập không để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình và hoạt động chính của cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp sau:
- Địa chỉ tin cậy;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở trợ giúp xã hội, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình? (Hình ảnh từ Interent)
Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đề xuất tại Điều 33 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình như sau:
Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo nhu cầu và khả năng đáp ứng có thể tham gia một hoặc các nội dung sau đây
a) Tư vấn về tâm lý tình cảm, tư vấn pháp luật, tư vấn trị liệu tâm thần;
b) Thực hiện chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình;
c) Bố trí nơi tạm lánh;
d) Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình;
đ) Giáo dục chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; Giáo dục kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; Hỗ trợ cai nghiện rượu, bia và các chất gây nghiện khác;
e) Tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình;
g) Tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Triển khai dự án, đề án, mô hình can thiệp ở cộng đồng, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng;
i) Các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật và theo thực tiễn.
2. Phạm vi đăng ký hoạt động đối với cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
a) Cơ sở khác tham gia hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được hoạt động theo phạm vi mà hoạt động chính của cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Căn cứ phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc cho phép hoạt động, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký phạm vi hoạt động tham gia phòng, chống với cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
Theo đó, các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo nhu cầu và khả năng đáp ứng có thể tham gia một hoặc các nội dung được đề xuất trên sẽ được hoạt động theo phạm vi mà hoạt động chính của cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Trình tự, thủ tục đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
Đề xuất tại Điều 34 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình về tình tự, thủ tục đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:
Trình tự, thủ tục đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc để được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
Theo đó, ơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?