Nội dung đăng kiểm tàu cá gồm những gì? Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá bao lâu một lần?
Nội dung đăng kiểm tàu cá gồm những gì?
Tại Điều 14 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung đăng kiểm tàu cá như sau:
Nội dung đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá.
2. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá.
3. Kiểm tra máy móc, trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.
4. Tham gia giám định kỹ thuật và xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố liên quan đến trạng thái kỹ thuật tàu cá khi có yêu cầu.
5. Đăng kiểm tàu cá thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, nội dung đăng kiểm tàu cá gồm:
- Thẩm định hồ sơ thiết kế trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá.
- Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá.
- Kiểm tra máy móc, trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.
- Tham gia giám định kỹ thuật và xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố liên quan đến trạng thái kỹ thuật tàu cá khi có yêu cầu.
- Đăng kiểm tàu cá thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nội dung đăng kiểm tàu cá gồm những gì? Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá bao lâu một lần (Hình từ Internet)
Thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá bao lâu một lần?
Tại Điều 69 Luật Thủy sản 2017 quy định về cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; định kỳ 24 tháng thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở thực hiện đăng kiểm tàu cá trái quy định của pháp luật;
c) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này;
d) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu cá; trình tự, thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; quy định tiêu chuẩn, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá; cấp, thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá định kì 24 tháng.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá như thế nào?
Theo Điều 70 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá như sau:
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+ Nhận chi phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện giám sát kỹ thuật đối với tàu cá đóng mới, cải hoán theo quy định;
+ Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
+ Chấp hành hướng dẫn và chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đăng kiểm tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đăng kiểm viên tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Ký và sử dụng con dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá theo quy định;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra kỹ thuật khi chưa đủ điều kiện đăng kiểm theo quy định;
+ Bảo lưu ý kiến khác với quyết định của người đứng đầu tổ chức đăng kiểm về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá;
+ Thực hiện đăng kiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật, phân cấp tàu cá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?