Nội dung báo cáo nợ công bao gồm những gì? Đơn vị tính trong kế toán nợ công được quy định như thế nào?
Nội dung báo cáo nợ công bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng, nội dung của kế toán, thống kê và báo cáo nợ công
1. Đối tượng kế toán nợ công là các khoản vay, lãi, phí và chi phí đi vay, trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương. Nội dung kế toán nợ công là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về tình hình vay, lãi, phí và chi phí đi vay và tình hình trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương.
2. Đối tượng thống kê là các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của các đơn vị được Chính phủ bảo lãnh và các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật. Nội dung công tác thống kê là hoạt động tổng hợp số liệu báo cáo về tình hình bảo lãnh Chính phủ và số liệu báo báo cáo về tình hình cho vay lại trên cơ sở báo cáo của các đơn vị có liên quan.
3. Báo cáo nợ công bao gồm các thông tin về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ; vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương; các khoản được Chính phủ bảo lãnh; các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật về nợ công; thuyết minh, giải trình về tình hình nợ công.
Như vậy theo quy định trên nội dung báo cáo nợ công bao gồm:
- Thông tin về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
- Vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương.
- Các khoản được Chính phủ bảo lãnh.
- Các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật về nợ công.
- Thuyết minh, giải trình về tình hình nợ công.
Nội dung báo cáo nợ công bao gồm những gì? Đơn vị tính trong kế toán nợ công được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo nợ công được lập theo mấy kỳ?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định như sau:
Kỳ kế toán; kỳ và phương thức gửi, nhận báo cáo nợ công
1. Kỳ kế toán nợ công gồm: Kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm.
a) Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch).
b) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch).
2. Báo cáo nợ công được lập theo kỳ 6 tháng (từ ngày 01/01 đến ngày 30/6) và kỳ 1 năm (từ ngày 01/01 đến 31/12).
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo nợ công:
Báo cáo nợ công được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan nhận báo cáo.
Như vậy theo quy định trên báo cáo nợ công được lập theo theo kỳ 6 tháng (từ ngày 01/01 đến ngày 30/6) và kỳ 1 năm (từ ngày 01/01 đến 31/12).
Đơn vị tính trong kế toán nợ công được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định đơn vị tính trong kế toán nợ công như sau:
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán nợ công là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”).
- Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó.
- Khi lập báo cáo nợ công hoặc công khai báo cáo nợ công được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách:
+ Đối với đồng Việt Nam: Được rút gọn đến đơn vị tỷ đồng Việt Nam. Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
+ Đối với ngoại tệ: Được rút gọn đến triệu đơn vị ngoại tệ. Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
Nhiệm vụ của kế toán và tổng hợp báo cáo nợ công như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 99/2021/TT-BTC quy định nhiệm vụ của kế toán và tổng hợp báo cáo nợ công như sau:
- Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu về tình hình các khoản vay và tình hình vay, trả nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương.
- Theo dõi việc chấp hành chế độ thanh toán và các quy định liên quan đến vay, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương.
- Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định; cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu, thông tin báo cáo nợ công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?