Những trường hợp Tòa án bị sai sót trong hủy bản án, quyết định vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng?
Đặc trưng của các loại án kinh doanh thương mại về "tranh chấp hợp đồng tín dụng"?
Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 thì các loại án về kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng có một số điểm đặc trưng như sau:
- Về quan hệ tranh chấp: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng là một dạng về tranh chấp hợp đồng và về bản chất cũng là quan hệ vay mượn, đa số có lãi giống như các hợp đồng vay tài sản thông thường, nhưng nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận). Bên cạnh hợp đồng tín dụng, thường kèm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, tín chấp, bảo lãnh... của chính người vay tiền hoặc bên thứ 3. Về hình thức, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (phổ biến là hợp đồng thế chấp, cầm cố) được thể hiện thành văn bản, nội dung hợp đồng thường áp dụng theo mẫu của tổ chức tín dụng. Nội dung tranh chấp bao gồm việc thanh toán vốn, lãi suất, tiền phạt và xử lý tài sản bảo đảm.
- Về chủ thể tranh chấp: Nguyên đơn khởi kiện thường là tổ chức tín dụng (bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân), các tổ chức này trong quá trình hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc cấp vốn tín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Về pháp luật giải quyết tranh chấp: Do đặc điểm quan hệ tranh chấp nêu trên, nên pháp luật áp dụng giải quyết chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS), các luật chuyên ngành, như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, pháp luật về giao dịch bảo đảm.
- Về phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài. Trên thực tế, đương sự thường lựa chọn phương thức tố tụng Tòa án để giải quyết. Trong phương thức Tòa án, đa số các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Hủy bản án, quyết định của Tòa án trong và 'tranh chấp hợp đồng tín dụng'
Những sai sót trong hủy bản án, quyết định trong "tranh chấp hợp đồng tín dụng"?
Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 như sau:
- Có trường hợp khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng gồm 2 phần, phần nợ vay và phần tài sản bảo đảm, Tòa án cấp dưới đã giải quyết đúng phần nợ vay, còn phần tài sản bảo đảm giải quyết chưa đúng. Nhưng khi Tòa án cấp trên giải quyết lại tuyên hủy toàn bộ bản án, quyết định là không đúng, dẫn đến vụ án bị hủy ở cấp giám đốc thẩm để giải quyết lại.
- Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân TV với bị đơn là Công ty ZT. Tại Bản án sơ thẩm số 04/2016/KDTM-ST ngày 26/12/2016, TAND tỉnh V đã tuyên:
+ Buộc Công ty ZT phải trả cho Ngân hàng TV nợ gốc 697.564.464ả, nợ lãi: 489.464.4314. Tổng cộng: 1.187.028.8954. Công ty ZT còn phải chịu lãi theo hợp đồng tín dụng.
+ Không chấp nhận yêu cầu được phát mãi tài sản thế chấp của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân C. Tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu.
+ Tại Bản án phúc thẩm số 311/2017/KDTM-PT ngày 25/10/2017 tuyên hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 04/2016/KDTM-ST ngày 26/12/2016 của TAND tỉnh V.
+ Trong vụ án này, cấp sơ thẩm giải quyết đúng phần nợ gốc, lãi, chỉ sai phần xử lý tài sản thế chấp, lẽ ra cấp phúc thẩm chỉ hủy phần này. Việc Bản án phúc thẩm hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm là không đúng.
Do đó, để tránh xảy ra những sai sót như trên, Kiểm sát viên cần lưu ý, đa số tranh chấp hợp đồng tín dụng, thường Tòa án giải quyết 02 phần, phần tranh chấp khoản tiền vay (gồm gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, các khoản phí) và phần xử lý tài sản bảo đảm. Đây là 2 phần độc lập không ảnh hưởng đến việc giải quyết, nên nếu chỉ giải quyết sai phần xử lý tài sản bảo đảm thì chỉ tuyên hủy một phần bản án, quyết định, không hủy toàn bộ bản án, quyết định.
Trường hợp vụ án có dấu hiệu hình sự nhưng vẫn giải quyết theo tố tụng dân sự trong "tranh chấp hợp đồng tín dụng"?
Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 như sau:
- Hiện nay, không ít vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có dấu hiệu hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175), Vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Điều 206).
- Chẳng hạn, hành vi của ông A đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai cho ông B, nhưng sau đó lại sử dụng tài sản này thế chấp vay ngân hàng, hoặc trường hợp giám đốc chi nhánh ngân hàng cấp tín dụng cho những trường hợp vượt quá thẩm quyền gây thiệt hại nghiêm trọng. Những trường hợp này, có Tòa án vẫn giữ lại để xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự là “dân sự hóa hình sự”. Dẫn đến bản án, quyết định bị hủy sửa, như vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn Ngân hàng S với bị đơn Công ty Đ đã nêu ở mục 2 phần II của hướng dẫn này.
Do đó, trong vụ án về tín dụng có dấu hiệu hình sự như giả mạo giấy tờ, thể chấp nhiều nơi, cho vay không đúng quy trình việc xử lý bằng thủ tục tố tụng dân sự là không bảo đảm, không đúng bản chất và áp dụng không đúng pháp luật, nên cần phải kiên quyết yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét, giải quyết theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?