Những trường hợp nào cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động? Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động là gì?

Cho tôi hỏi những trường hợp nào cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động? Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động là gì? Anh Huy (Hà Nội) thắc mắc.

Những trường hợp nào cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động?

Tại Bộ luật Lao động 2019 có nêu ra 03 trường hợp cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động cụ thể như sau:

- Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.

- Trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc.

- Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động.

Những trường hợp nào cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động? Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động là gì?

Những trường hợp nào cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động? Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động là gì? (Hình từ Internet)

Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động là gì?

Đối với quy định về các nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động thì tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Trình tự trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động như thế nào?

Về trình tự trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng phương án sử dụng lao động thì tại khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Trình tự trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;

- Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;

- Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;

- Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;

- Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Thời gian thông báo công khai phương án sử dụng lao động là bao lâu?

Đối với quy định về thời gian thông báo công khai phương án sử dụng lao động thì tại khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Như vậy, phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Phương án sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp tổ chức lại lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu Phương án sử dụng lao động mới nhất? Tải mẫu? Khi nào phải xây dựng phương án sử dụng lao động?
Pháp luật
Phương án sử dụng lao động là gì? Có được xử lý kỷ luật khi người lao động không chấp hành phương án sử dụng lao động không?
Pháp luật
Chế tài nếu không lập phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp cho thôi việc đối với nhiều người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức là gì?
Pháp luật
Những trường hợp nào cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động? Nội dung chủ yếu của phương án sử dụng lao động là gì?
Pháp luật
Công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ thì có bắt buộc phải xây dựng phương án sử dụng lao động hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương án sử dụng lao động
1,187 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương án sử dụng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương án sử dụng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào