Những trường hợp nào bị cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư theo quy định mới nhất tại Luật Nhà ở 2023?
Những trường hợp nào phải di dời khỏi nhà chung cư theo Luật Nhà ở 2023?
Theo Điều 73 Luật Nhà ở 2023 quy định về di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành quyết định di dời khẩn cấp và tổ chức di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thuộc trường hợp di dời đến chỗ ở tạm thời đối với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ sau đây:
- Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;
- Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định di dời theo phương án bồi thường, tái định cư đã được phê duyệt đối với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ sau đây:
- Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
- Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau đây: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác, sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị;
- Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các kết cấu chính của công trình sau đây: móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc trường hợp phải phá dỡ theo quy định nêu trên nhưng thuộc khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ quy định tại khoản này theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi quyết định di dời đến các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thuộc trường hợp phải di dời và đăng tải công khai quyết định này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư, các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện việc di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Những trường hợp nào bị cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư theo quy định mới nhất tại Luật Nhà ở 2023? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào bị cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ theo Luật Nhà ở 2023?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
1. Quá thời hạn di dời theo quyết định di dời của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện việc di dời thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế di dời.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì UBND cấp tỉnh quyết định cưỡng chế di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi đã quá thời hạn di dời theo quyết định di dời mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện việc di dời.
Quyết định cưỡng chế di dời khỏi nhà chung cư gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 74 Luật Nhà ở 2023, quyết định cưỡng chế di dời bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải cưỡng chế di dời;
+ Thời gian thực hiện cưỡng chế di dời;
+ Địa điểm bố trí chỗ ở tạm thời;
+ Phương thức cưỡng chế di dời;
+ Kinh phí thực hiện cưỡng chế di dời;
+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện cưỡng chế di dời.
Kinh phí cưỡng chế di dời được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Luật Nhà ở 2023, Kinh phí cưỡng chế di dời được thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật Nhà ở 2023 thì do ngân sách địa phương chi trả;
- Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Nhà ở 2023 thì được xác định trong tổng mức đầu tư dự án và do chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chi trả;
Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cưỡng chế di dời cho cơ quan nhà nước trong trường hợp cơ quan nhà nước đã thực hiện cưỡng chế di dời người dân ra khỏi nhà chung cư phải phá dỡ trước khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Lưu ý: Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cưỡng chế di dời từ nguồn ngân sách địa phương theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2025.
Vừa qua, đã có dự thảo đề xuất Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?