Những mục tiêu nào đề ra để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới?

Tôi muốn hỏi những mục tiêu nào đề ra để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới? - câu hỏi của chị An (Đà Lạt)

Tình hình hiện tại của việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 có nêu rõ tình hình hiện tại của việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như sau:

Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những năm qua, các cấp, các ngành đã nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học nước ta có bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường.

Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất, thương mại hoá sản phẩm công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực với quy mô lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về công nghệ sinh học tăng cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ; một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học lạc hậu so với khu vực và thế giới; công nghiệp sinh học chưa trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do nhận thức của không ít cấp uỷ, chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học;

Đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; mối liên kết giữa các nhà khoa học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp trong phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa hiệu quả, còn lỏng lẻo.

Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023: đã nêu ra mục tiêu gì để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới?

Những mục tiêu nào đề ra để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới? (Hình từ Internet)

Quan điểm về việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới của Bộ Chính Trị như thế nào?

Căn cứ vào Mục 2 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 có nêu rõ quan điểm của Bộ Chính Trị về việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như sau:

- Phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân.

- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phải khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của quốc gia đi sau. Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực trọng điểm, cơ bản, nhất là tận dụng ưu thế về đa dạng sinh học nước ta.

- Phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng là giải pháp ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội; lấy doanh nghiệp là chủ thể, có cơ chế, chính sách vượt trội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp sinh học.

Mục tiêu để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 nêu ra mục tiêu để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới như sau:

Về mục tiêu tổng quát

Tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

Về mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030:

+ Nền công nghệ sinh học nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

+ Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

+ Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

- Tầm nhìn đến năm 2045:

Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP.

Công nghệ sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cử nhân công nghệ sinh học có bắt buộc có giấy phép hành nghề để được tham gia vào quá trình khám bệnh chữa bệnh không?
Pháp luật
Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là gì? Quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học ngành nông nghiệp khi nào bị hủy bỏ?
Pháp luật
Đến năm 2030, ứng dụng thành công công nghệ sinh học trong phát triển nguồn thảo dược, sản xuất các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Pháp luật
Có được công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở nước ngoài tại Việt Nam hay không? Điều kiện để xem xét công nhận được quy định ra sao?
Pháp luật
Trường hợp nào tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được công nhận thông qua Hội đồng khoa học công nghệ?
Pháp luật
Thủ tục khôi phục hiệu lực thi hành quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đang bị tạm dừng quy định ra sao?
Pháp luật
Những mục tiêu nào đề ra để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới?
Pháp luật
Để đạt được mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nào?
Pháp luật
Dự án nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học nào được coi là dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nghệ sinh học
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,128 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nghệ sinh học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ sinh học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào