Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào trong lĩnh vực tài chính thuộc đối tượng phải kiểm tra và xử lý?
- Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào trong lĩnh vực tài chính thuộc đối tượng phải kiểm tra và xử lý?
- Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào trong lĩnh vực tài chính thuộc đối tượng phải kiểm tra và xử lý?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định những văn bản sau thuộc đối tượng phải kiểm tra và xử lý:
- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư và Thông tư liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Văn bản do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có thể thức, nội dung như văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Những loại văn bản quy phạm pháp luật nào trong lĩnh vực tài chính thuộc đối tượng phải kiểm tra và xử lý? (Hình từ Internet)
Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định như sau:
Cộng tác viên kiểm tra văn bản
1. Cộng tác viên kiểm tra văn bản về tài chính là người được lựa chọn trong số các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kiểm tra văn bản tài chính, do người đứng đầu cơ quan kiểm tra văn bản ký hợp đồng cộng tác, hoạt động theo cơ chế khoán việc hoặc hợp đồng có thời hạn, chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản.
2. Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, tổ chức pháp chế thuộc các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ tham mưu và đề xuất Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị lựa chọn ký hợp đồng cộng tác, hoạt động theo quy định hoặc hợp đồng có thời hạn, chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản.
3. Tiêu chuẩn của cộng tác viên kiểm tra văn bản:
a) Có trình độ, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về một hoặc các lĩnh vực tài chính;
b) Có kinh nghiệm về công tác xây dựng và kiểm tra văn bản;
c) Có thâm niên công tác thuộc lĩnh vực được giao từ 03 năm trở lên.
Như vậy theo quy định trên cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về một hoặc các lĩnh vực tài chính;
- Có kinh nghiệm về công tác xây dựng và kiểm tra văn bản;
- Có thâm niên công tác thuộc lĩnh vực được giao từ 03 năm trở lên.
Cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính được quy định như sau:
- Công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản là việc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát để xác lập cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra;
Các kết quả kiểm tra và xử lý văn bản; các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra và các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản. Việc phân loại, sắp xếp cơ sở dữ liệu phải được thực hiện khoa học và từng bước tin học hóa theo khả năng và điều kiện kinh phí cho phép để tiện quản lý, tra cứu, sử dụng.
- Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, tổ chức pháp chế thuộc các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị để xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản của Bộ Tài chính và của đơn vị.
- Việc sử dụng cơ sở dữ liệu phải được liên thông, chia sẻ giữa các đơn vị thuộc Bộ và thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính (do Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với Vụ Pháp chế quản lý) để phục vụ công tác kiểm tra văn bản chung của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?