Những đổi mới chính sách đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các đối tác mới đến cuối năm 2022?
- Giải pháp của Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh"
- Kinh phí thực hiện của đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh"
- Đổi mới chính sách đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các đối tác mới
Giải pháp của Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh"
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định:
Giải pháp chủ yếu của Đề án:
a) Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định thuế trong giai đoạn 2021 -2030:
- Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian tới để xác định các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần tiến hành đàm phán, ký kết trong thời gian tới. Các bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp có đánh giá điều kiện thực tế và tác động của việc ký kết từng điều khoản Hiệp định thuế để xây dựng chiến lược và phương án đàm phán phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch đàm phán tổng thể trong giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có lộ trình cụ thể, ưu tiên các đối tác chiến lược cần triển khai đàm phán, ký kết để hỗ trợ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
- Đổi mới phương thức xúc tiến đàm phán của Việt Nam, thay việc khởi xướng đàm phán xuất phát từ phía đối tác, Việt Nam sẽ chủ động đề xuất đàm phán với các nước mà có thể vừa đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam, vừa tạo đà cho sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam tiến hành kinh doanh tại nước ngoài.
b) Đổi mới chính sách đàm phán Hiệp định thuế với các đối tác mới:
- Nghiên cứu xu hướng quốc tế đối với việc đề xuất các điều khoản mới của Hiệp định thuế, đặc biệt liên quan đến các vấn đề chống lợi dụng Hiệp định thuế, chống hình thành cơ sở thường trú, thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số, thủ tục thỏa thuận song phương. Trên cơ sở đó, đề xuất đối sách Hiệp định thuế của Việt Nam đối với từng đối tác ký kết, đảm bảo hiệu quả tối ưu khi tham gia đàm phán Hiệp định thuế.
- Đề xuất Bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định thuế trong bối cảnh mới trên cơ sở đánh giá toàn diện xu thế quốc tế, tình hình kinh tế của cả Việt Nam và nước đối tác. Bộ nguyên tắc đàm phán được xây dựng cụ thể và chi tiết áp dụng cho từng nhóm đối tác ký kết Hiệp định thuế.
- Xây dựng Mẫu Hiệp định thuế mở để có thể linh hoạt trong việc sử dụng cho các nước đối tác ký kết Hiệp định thuế có những đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, chính sách nội luật... khác nhau. Đối với những nước đối tác thuộc nhóm những nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển sẽ có những lựa chọn từng điều khoản Hiệp định thuế tương ứng và phù hợp với từng đối tượng đàm phán cụ thể.
c) Triển khai đàm phán lại đối với các Hiệp định thuế đã ký:
- Rà soát toàn bộ các Hiệp định thuế đã ký; phân tích và đánh giá các điều khoản không còn phù hợp với tình hình mới của từng Hiệp định. Từ đó, đề xuất bổ sung những điều khoản chưa có trong Hiệp định, sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản không còn phù hợp tại từng Hiệp định thuế đã ký dưới hình thức đàm phán, ký Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định thuế đã ký.
- Đánh giá khả năng về việc chấp nhận đàm phán lại của phía nước đối tác để xây dựng phương án đàm phán phù hợp (nếu cần phải đánh đối với các điều khoản khác trong trường hợp điều khoản cần bổ sung, sửa đổi hay hủy bỏ có mức độ trọng yếu cao).
- Chủ động xúc tiến đàm phán lại với các nước đối tác ký kết Hiệp định thuế để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một số điều khoản tại một số Hiệp định thuế đã ký.
d) Xây dựng điều khoản Hiệp định về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số:
- Nghiên cứu các đề xuất của Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế (OECD) và của Liên hiệp quốc về quy định đối với thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số. Đồng thời, phân tích và đánh giá đề xuất ký kết điều khoản đối với loại thu nhập này, các động thái của các nước có thực hiện nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam.
- Xây dựng một điều khoản mới của Hiệp định thuế về thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số.
- Xây dựng kế hoạch đàm phán (đàm phán lại và đàm phán mới) đối với điều khoản này với các nước mà Việt Nam có nhận và cung cấp các hoạt động này.
- Chủ động xúc tiến đàm phán ngay đối với những nước đối tác đang có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam để đảm bảo không bị thất thu thuế và giảm thiểu tranh chấp có khả năng xảy ra.
đ) Thực hiện điều chỉnh các quy định tại nội luật do tác động của Hiệp định thuế:
- Nghiên cứu các khái niệm, nguyên tắc theo chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế đã được các nước thừa nhận và áp dụng tại các Hiệp định thuế để đề xuất điều chỉnh một số quy định liên quan tại nội luật.
- Rà soát các quy định tại nội luật và đề xuất phương án sửa đổi tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
e) Thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến Hiệp định thuế:
- Triển khai thực hiện Hiệp định thuế đa phương (MLI) sau khi ký kết với các điều khoản mới trên cơ sở khuyến nghị của Dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận về Hiệp định thuế nhằm chống lợi dụng Hiệp định, nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp, tạo cơ chế áp dụng Hiệp định rõ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến Hiệp định của Diễn đàn toàn cầu về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận mà Việt Nam là thành viên như: Tiêu chuẩn tối thiểu về Chống lợi dụng Hiệp định và Nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp.
- Tham gia ký kết, triển khai thực hiện Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính trong các vấn đề thuế (MAAC) và Hiệp định chung giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (MCAA) nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý thuế, hỗ trợ thanh tra kiểm tra, trao đổi thông tin, đặc biệt cơ chế trao đổi thông tin tự động đối với các thông tin theo tiêu chuẩn báo cáo chung (CRS), hồ sơ báo cáo lợi nhuận quốc gia của các doanh nghiệp liên kết (CBC).
g) Về công tác tổ chức, thực hiện các Hiệp định thuế hiện hành:
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định thuế để đảm bảo xác định đúng đối tượng được miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thực hiện áp dụng Hiệp định tại các cấp của ngành Thuế, trong đó có các bộ phận quản lý chuyên sâu về các lĩnh vực như: đàm phán Hiệp định thuế, xử lý việc áp dụng việc miễn giảm thuế theo Hiệp định thuế, trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài, thực hiện Thủ tục thỏa thuận song phương (MAP), bao gồm cả Xác định giá chuyển nhượng (TP), Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng dài hạn, chuyên sâu để đảm bảo đủ kinh nghiệm và trình độ triển khai đàm phán Hiệp định thuế, xử lý tranh chấp với cơ quan thuế nước ngoài, cũng như xử lý được các công việc thuế quốc tế liên quan đến Hiệp định phức tạp, tinh vi, đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao.
- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện hành, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các Hiệp định thuế, tăng cường kết nối dữ liệu thông suốt với các bộ, ngành có liên quan và các nước theo quy định của từng Hiệp định.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Kinh phí thực hiện của đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh"
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 662/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định kinh phí thực hiện Kế hoạch được trích từ nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Tài chính và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đổi mới chính sách đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các đối tác mới
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 662/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
STT | Nội dung thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Kết quả/sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | - Nghiên cứu xu hướng quốc tế về các điều khoản mới của Hiệp định thuế, đặc biệt liên quan đến các vấn đề chống lợi dụng Hiệp định thuế, chống hình thành cơ sở thường trú, thu nhập từ hoạt động kinh tế kỹ thuật số, thủ tục thỏa thuận song phương. - Đề xuất chính sách Hiệp định thuế của Việt Nam đối với từng đối tác ký kết, đảm bảo hiệu quả tối ưu khi tham gia đàm phán Hiệp định thuế. | Tổng cục thuế | Các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan | Báo cáo nghiên cứu, đề xuất xu hướng quốc tế về các điều khoản mới của Hiệp định thuế, đề xuất chính sách Hiệp định thuế của Việt Nam đối với từng đối tác ký kết Hiệp định thuế. | Tháng 4/2022 - Tháng 12/2022 |
2 | Xây dựng Bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong bối cảnh mới trên cơ sở đánh giá toàn diện xu thế quốc tế, tình hình kinh tế của cả Việt Nam và nước đối tác, cụ thể và chi tiết áp dụng với từng nhóm đối tác ký kết Hiệp định | Tổng cục thuế | Các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan | Dự thảo Bộ nguyên tắc đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam trong bối cảnh mới | Tháng 4/2022 - Tháng 12/2022 |
3 | Xây dựng Mẫu Hiệp định thuế mở để có thể linh hoạt trong đàm phán phù hợp với với đặc điểm riêng của từng nước đối tác ký kết Hiệp định. | Tổng cục Thuế | Các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan | Dự thảo Mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mới cho Việt Nam | Tháng 4/2022 - Tháng 12/2022 |
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?