Những điểm mới của Nghị định 50/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập?

"Chính phủ vừa ban hành Nghị định 50 về kéo dài thời gian làm việc khi đủ tuổi nghỉ hưu của viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cho tôi hỏi theo quy định này thì sẽ có gì đổi mới so với lúc trước" - Câu hỏi của bạn Quốc Văn đến từ Quãng Ngãi.

Sẽ không còn quy định kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu?

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị đinh 50/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Hiệu lực thi hành
2. Các quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Ngị định này có hiệu lực:
a) Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;”

Theo Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 9. Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu
1. Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có các điều kiện sau đây:
a) Có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc.
b) Cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.
2. Thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Trong thời gian kéo dài làm việc, người được kéo dài làm việc nêu trên có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định.
3. Thủ tục, trình tự xem xét kéo dài thời gian làm việc:
a) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quản lý giảng viên có trách nhiệm xác định nhu cầu, đánh giá tài năng, sức khỏe của giảng viên sẽ kéo dài thêm thời gian công tác và trao đổi với giảng viên. Giảng viên thuộc đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều này có ý kiến bằng văn bản gửi đơn vị quản lý trực tiếp và Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học để xem xét.
b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kéo dài thời gian làm việc theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kéo dài thời gian làm việc của giảng viên.
c) Việc xem xét kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đến độ tuổi nghỉ hưu cần được thông báo cho giảng viên biết trước khi đến thời điểm nghỉ hưu 3 tháng. Hồ sơ của giảng viên kéo dài thêm thời gian làm việc và văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định phải được hoàn tất chậm nhất 02 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu.
4. Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài:
a) Được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học;
b) Được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên.”

Như vậy, khi mà Nghị định 50/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì quy định về việc kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu sẽ không còn hiệu lực.

Những điểm mới của Nghị định 50/2022/NĐ-CP về việc kéo dài thời gian làm việc khi đủ tuổi nghỉ hưu của viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Những điểm mới của Nghị định 50/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập?

Không còn quy định về kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu của viên chức hoạt động khoa học?

Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Hiệu lực thi hành
2. Các quy định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:
b) Điều 9 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.”

Theo Điều 9 Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 9. Kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu
1. Cá nhân giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xem xét kéo dài thời gian công tác để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và không giữ chức vụ quản lý nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là giáo sư; phó giáo sư; người giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I là tiến sĩ khoa học; người giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I; người giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng II là tiến sĩ;
b) Có đủ sức khỏe và có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác;
c) Tổ chức khoa học và công nghệ có nhu cầu và chấp thuận.
2. Thời gian công tác kéo dài đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Không quá 10 năm đối với giáo sư; người giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I là tiến sĩ khoa học;
b) Không quá 7 năm đối với phó giáo sư; người giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng I;
c) Không quá 5 năm đối với người giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng II là tiến sĩ.
3. Trong thời gian công tác kéo dài, các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được hưởng lương, các chế độ, chính sách theo quy định và có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu.
4. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền xem xét, kéo dài thời gian công tác:
a) Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ căn cứ định hướng phát triển và tình hình nhân lực của tổ chức, thông báo chủ trương và nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
b) Cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này có đơn đề nghị kéo dài thời gian công tác, gửi thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 09 tháng;
c) Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ xem xét, đánh giá các điều kiện của người có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác;
d) Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian công tác gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 07 tháng;
Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian công tác gồm có: Đơn đề nghị kéo dài thời gian công tác của cá nhân; giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; văn bản đề nghị kéo dài thời gian công tác của tổ chức khoa học và công nghệ nơi cá nhân làm việc;
đ) Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời gian công tác của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ;
e) Quyết định kéo dài thời gian công tác được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng.”

Như vậy, khi mà Nghị định 50/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì quy định về việc kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu của viên chức hoạt động khoa học sẽ không còn hiệu lực thi hành.

Trường hợp viên chức giảng dạy tại trường đại học công lập được quyết định kéo dài thời gian làm việc trước ngày 15/8/2022 thì xử lý thế nào?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 50/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp
Viên chức giữ chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc viên chức giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được cấp có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời gian làm việc theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học hoặc Điều 9 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP.”

Theo đó, viên chức giảng dạy tại trường đại học công lập được quyết định kéo dài thời gian làm việc trước ngày 15/8/2022 sẽ tiếp tục thực hiện việc kéo dài thời gian làm việc theo quy định tại Điều 9 Nghị định 141/2013/NĐ-CP.

Như vậy, khi các quy định về kéo dại thời gian làm việc đối với giảng viên và viên chức hoạt động khoa học đủ tuổi nghỉ hưu hết hiệu lực thì điều kiện xem xét quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn sẽ được thực hiện theo Nghị Định 50/2022/NĐ-CP.

Theo đó thì sẽ bổ sung điều kiện xem xét quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là viên chức không trong thời gian xem xét kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thì hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

Nghị định 50/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cán bộ, công chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn có thể tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?
Pháp luật
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức từ ngày 15/8/2022?
Pháp luật
Những đối tượng viên chức nào có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập?
Pháp luật
Trong thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn viên chức có được giữ chức vụ lãnh đạo không? Viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Những điểm mới của Nghị định 50/2022/NĐ-CP về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Pháp luật
Năm 2023, những cán bộ, công chức nữ nào được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn? Tuổi nghỉ hưu đối với công chức nữ năm 2023 là bao nhiêu?
Pháp luật
Nguyên tắc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo là gì? Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật có được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
2,745 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào