Những câu ca dao về thầy cô 20 11 2024? Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô chọn lọc, hay nhất?
Những câu ca dao về thầy cô 20 11 2024? Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô chọn lọc, hay nhất?
>> Xem thêm: Diễn văn kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2024 hay
>> Xem thêm: Lời chúc 20 11 giáo viên các cấp ngắn gọn, ý nghĩa?
>> Xem thêm: Mẫu giấy mời 20/11 dự Lễ tri ân thầy cô kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2024
>> Xem thêm: 20 11 là ngày gì? 20 11 thứ mấy?
>> Truyện cười về thầy cô 20 11 ngắn gọn
Những câu ca dao về thầy cô 20 11 2024 (Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô chọn lọc, hay nhất) như sau:
CA DAO
Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy. | Mười năm luyện tập sách đèn Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. |
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong. | Yêu kính thầy mới làm thầy Những phường bội bạc sau này ra chi. |
Công cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh. | Con hơn cha là nhà có phúc Trò hơn thầy là đất nước yên vui. |
Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên. | Con ơi ham học chớ đùa Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo. |
Muốn khôn thì phải có thầy Không thầy dạy dỗ, đố mày làm nên. | Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. |
Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu. | Ơn Thầy không bằng gốc bễ, Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh. |
TỤC NGỮ
Bán tự vi sư, nhất tự vi sư |
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy |
Trọng thầy mới được làm thầy |
Nhất quý nhì sư |
Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
Không thầy đố mày làm nên |
Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi |
Tiên học lễ, hậu học văn |
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học |
Những câu ca dao về thầy cô 20 11 2024 (Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô chọn lọc, hay nhất) tham khảo như trên.
Những câu ca dao về thầy cô 20 11 2024? Ca dao tục ngữ về lòng biết ơn thầy cô chọn lọc, hay nhất? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh trung học hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?