Nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế là gì?
Quyết định 43/QĐ-HĐTĐQH năm 2023 về Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế ban hành ngày 12/06/2023.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế là gì?
Tại mục 2 Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 43/QĐ-HĐTĐQH năm 2023 nêu rõ:
- Theo đó, Quyết định phân công rõ nhiệm vu, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định:
+ Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
+ Thẩm định các nội dung của quy hoạch theo quy định Điều 32 Luật Quy hoạch 2017, trong đó nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các nội dung liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị được cử đại diện và tham gia ý kiến đối với các vấn đề liên quan khác của quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Quy hoạch.
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Thủ trưởng cơ quan về nội dung công việc được Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến tham gia đối với Quy hoạch;
+ Phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận.
+ Thành viên phản biện nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Hội đồng thẩm định toàn bộ nội dung quy hoạch; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 35 Nghị định 37/2019/NĐ-CP
Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện.
2. Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 15 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch; ít nhất 08 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến quy hoạch.
+ Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định khi được triệu tập; thực hiện các nhiệm vụ được phân công và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.
- Đồng thời, các thành viên Hội đồng có quyền:
+ Yêu cầu cơ quan thường trực hội đồng cung cấp các hồ sơ, tài liệu quy hoạch;
+ Bảo lưu ý kiến của mình.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế là gì? (Hình internet)
Quyền và trách nhiệm của Cơ quan thường trực hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế như thế nào?
Quyết định phân công rõ nhiệm vu, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định quy định rõ tại mục 3 Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 43/QĐ-HĐTĐQH năm 2023 như sau:
- Thực hiện theo Điều 34 Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục 1 bản Kế hoạch này.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các ý kiến khác, báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
...
+ Chuẩn bị nội dung, chương trình họp Hội đồng thẩm định; mời họp và chuẩn bị tài liệu và phương tiện phục vụ các cuộc họp Hội đồng thẩm định.
- Đồng thời, đôn đốc các thành viên Hội đồng thẩm định triển khai công tác thẩm định theo nhiệm vụ được giao.
- Tổng hợp các nội dung có ý kiến khác nhau liên quan đến ngành, địa phương trong quá trình thẩm định, báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định.
Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế được sửa đổi, bổ sung như thế nào?
Tại mục 4, mục 5 Kế hoạch ban hành kèm Quyết định 43/QĐ-HĐTĐQH năm 2023 có nội dung như sau:
- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức thẩm định thì thành viên Hội đồng thẩm định phản ánh kịp thời bằng văn bản và gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.
- Về tiến độ, nhiệm vụ và phân công thực hiện
+ Dự kiến tiến độ, phân công thực hiện nhiệm vụ tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
Tải về Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-HĐTĐQH năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?