Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu là gì?
Ngày 28/3/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT năm 2024 thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu là gì?
Theo Công điện 2036/CĐ-BCT năm 2024, thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp triển khai thực hiện các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu và đã đạt được kết quả tích cực; tuy nhiên đến nay vẫn còn một số bộ phận doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu chưa thực hiện nghiêm túc quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công Thương.
Từ đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:
(1) Tiếp tục nghiêm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT tại các Công điện, Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn chỉ đạo liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
(2) Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn quản lý chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu; thực hiện nghiêm túc quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Chủ động phối hợp với cơ quan thuế và các lực lượng chức năng trên địa bàn trong quá trình kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 28/NQ-CP 2024 và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Văn bản 1656/BCT-TTTN 2024.
(3) Đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí; cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Tích cực tuyên truyền đến người tiêu dùng về việc nâng cao ý thức trách nhiệm, yêu cầu xuất hóa đơn bán lẻ khi mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.
Hóa đơn điện tử là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu là gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập hóa đơn xăng dầu theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bản phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kể toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ quy định:
Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bản xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Theo đó, khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hoá đơn điện tử để giao cho người mua, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, thời điểm lập hoá đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.
Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là thời điểm kết thúc từng lần bán hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?