Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ?

Xin hỏi, nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ? anh Nhiệm - Bắc Ninh

Hạn chế và khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 là gì?

Theo Báo cáo Chính phủ đã nhấn mạnh những hạn chế, khó khăn, thách thức phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 bao gồm:

- Tăng trưởng GDP quý I năm 2023 (đạt 3,32%) thấp hơn cùng kỳ (5,03%); trong đó nhiều địa phương sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí có địa phương tăng trưởng âm so với cùng kỳ

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

- Chất lượng lao động có lúc, có nơi chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều người lao động chưa có bằng cấp, chứng chỉ....

- Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Vẫn còn xảy ra những vụ việc bạo lực học đường, xâm hại trẻ em gây bức xúc trong dư luận xã hội.

nhiệm vụ giải pháp

Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ? (Hình internet)

Kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 như thế nào?

Theo Báo cáo của Chính phủ nêu những kết quả đạt được bao gồm:

*Về kinh tế

- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

- Trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, bình quân 4 tháng tăng 3,84%.

* Về văn hóa, xã hội và môi trường

- Quan tâm phát triển nhà ở xã hội, ban hành Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp và đang tích cực triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

- Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm .

* Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

- Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một cách toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian.

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của đất nước, của Nhân dân, điển hìn như việc ban hành Công điện 280/CĐ-TTg năm 2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

- Chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, nhất là Đề án 06 và xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia.

*Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

- Quốc phòng an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn.

- Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là về ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, trên biển, vượt nhiều chỉ tiêu Quốc hội giao, tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, góp phần từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh.

Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023?

Tại Báo cáo, Chính phủ nêu rõ:

- Tình hình kinh tế xã hội trong nước, có những cơ hội, thuận lợi nhờ nền tảng chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; một số chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, đòi hỏi vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao; vừa phải tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và kịp thời ứng phó với những vấn đề cấp bách, mới phát sinh, chú trọng 10 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau:

- Một là tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

- Hai là đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.

- Ba là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%; đồng thời chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Bốn là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

- Năm là tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

- Sáu là tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Bảy là chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.

- Tám là củng cố, tăng cường tiềm lực và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực tác chiến; giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

- Chín là triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

- Mười là đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; chú trọng truyền thông chính sách, tuyên truyền, cổ vũ những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt.

Như vậy có 10 nhiệm vụ được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023.

Xem chi tiết toàn văn Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ tại đây

Phát triển kinh tế xã hội
Ngân sách nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi hằng năm của BQLDA nhóm 1 sử dụng vốn NSNN mới nhất? Thời gian thẩm tra và phê duyệt báo cáo?
Pháp luật
Mẫu Dự toán thu chi hằng năm của chủ đầu tư, BQLDA sử dụng vốn NSNN mới nhất? Cơ sở lập dự toán thu chi?
Pháp luật
Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước gồm các khoản thu nào theo quy định?
Pháp luật
Quan điểm phát triển chủ động kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng an ninh ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
Pháp luật
Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày nào? 08 yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gồm các nhiệm vụ nào? Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở nào?
Pháp luật
Thời điểm công khai báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước là khi nào? Nội dung công khai gồm những gì?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào? Số bổ sung cân đối ngân sách nhà nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế xã hội
1,299 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển kinh tế xã hội Ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển kinh tế xã hội Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào