Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước, quản lý vốn đầu tư phát triển và quản lý tài chính đối với đất đai theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý vốn đầu tư phát triển theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
- Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý tài chính đối với đất đai theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BTC, nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước bao gồm:
"Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về quản lý ngân sách nhà nước
a) Xây dựng, tổng hợp, lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh hàng năm; điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết;
b) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách địa phương, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quy định;
c) Xây dựng, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
d) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp tỉnh, sử dụng quỹ dự trữ tài chính của địa phương và các nguồn dự trữ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
e) Tham mưu, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, điều hành ngân sách địa phương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách cấp tỉnh và cấp dưới;
g) Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và ngân sách của cấp dưới;
h) Hướng dẫn việc hạch toán, quyết toán ngân sách địa phương và định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;
i) Tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quyết toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
k) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chi ứng trước, thu hồi các khoản chi ứng trước của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
l) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật."
Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý ngân sách nhà nước, quản lý vốn đầu tư phát triển và quản lý tài chính đối với đất đai theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý vốn đầu tư phát triển theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BTC, nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý vốn đầu tư phát triển bao gồm:
"Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về quản lý vốn đầu tư phát triển
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; thẩm định về các đề án, quy hoạch, chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trên địa bàn;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan: xây dựng phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; điều chỉnh, điều hòa kế hoạch vốn đầu tư công đối với các dự án đầu tư do địa phương quản lý; tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phân bổ các nguồn vốn đầu tư công của ngân sách tỉnh, bao gồm nguồn bổ sung của ngân sách trung ương và nguồn cân đối ngân sách cấp tỉnh từ nguồn ngân sách tỉnh vay lại.
c) Thực hiện kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chi đầu tư công của các đơn vị dự toán cấp I; nhập và phê duyệt dự toán trên hệ thống Tabmis theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về nội dung tài chính, các chính sách ưu đãi tài chính đối với các dự án;
đ) Kiểm tra tình hình thực hiện phân bổ, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã và vốn từ các nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị sự nghiệp; tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, huyện;
e) Chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý (trừ trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định khác).
g) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự, thời hạn lập, gửi, xét duyệt, thẩm định và ra thông báo thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; tổng hợp, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo năm ngân sách do địa phương quản lý theo quy định.
h) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư;
i) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo dõi và đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án thu hồi số vốn đã thanh toán thừa khi dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán có số vốn được quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án và đôn đốc thu hồi các khoản tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản quá hạn chưa thu hồi."
Nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý tài chính đối với đất đai theo quy định mới nhất năm 2022 như thế nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BTC, nhiệm vụ của Sở Tài chính về quản lý tài chính đối với đất đai bao gồm:
"Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về quản lý tài chính đối với đất đai
a) Là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể, thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ theo quy định của Luật đất đai hiện hành;
b) Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, thu liền thuê đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; mức tỷ lệ phần trăm (%) cụ thể để xác định đơn giá thuê đất để tính thu tiền thuê đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất trả tiền thuê đất hàng năm;
c) Chủ trì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tăng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp thửa đất hoặc khu đất đấu giá thuộc đô thị, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung có lợi thế, khả năng sinh lợi;
d) Chủ trì xác định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính thu tiền thuê đất đối với đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước, mặt nước thuê;
đ) Chủ trì xác định các khoản được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước;
e) Chủ trì xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền ban hành mức thu liên bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định;
g) Chủ trì xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp xác định giá khởi điểm theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?