Nhiệm vụ của Cơ sở đào tạo trong công tác coi thi và chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
Nhiệm vụ của Cơ sở đào tạo trong công tác coi thi và chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
Theo Quyết định 1266/QĐ-BGDĐT năm 2024 phê duyệt Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhiệm vụ của Cơ sở đào tạo trong công tác coi thi và chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông gồm:
Coi thi:
- Lựa chọn cán bộ, giảng viên cơ hữu cử tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi của Bộ GDĐT; tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác coi thi cho cán bộ, giảng viên cơ hữu của CSĐT.
- Thủ trưởng CSĐT có cán bộ, giảng viên cơ hữu được cử làm Trưởng Đoàn kiểm tra thực hiện Phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau khi thống nhất với CSĐT phối hợp có cán bộ, giảng viên, cơ hữu là thành viên đoàn kiểm tra.
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi của Sở, HĐT, kiểm tra trực tiếp tại Điểm thi hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Chấm thi:
Cử 02 cán bộ, giảng viên cơ hữu của CSĐT tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT để kiểm tra việc chỉ đạo, tổ chức chấm thi và công tác thanh tra chấm thi của Sở/HĐT.
Nhiệm vụ của Cơ sở đào tạo trong công tác coi thi và chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo có nhiệm vụ phải công bố đề án tuyển sinh vào thời gian nào?
Thời gian công bố đề án tuyển sinh được quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Đề án tuyển sinh
...
c) Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm (trong đó đợt 1 tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy phải phù hợp với kế hoạch chung do Bộ GDĐT ban hành), gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
d) Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh kèm theo công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và qua các hình thức thích hợp khác trước khi mở đăng ký dự tuyển của đợt tuyển sinh đầu tiên ít nhất 30 ngày; trường hợp điều chỉnh, bổ sung (nếu có) trước ít nhất 15 ngày.
Theo đó, cơ sở đào tạo phải thông báo tuyển sinh kèm theo công bố đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và qua các hình thức thích hợp khác trước khi mở đăng ký dự tuyển của đợt tuyển sinh đầu tiên ít nhất 30 ngày.
Trường hợp cơ sở đào tạo điều chỉnh, bổ sung (nếu có) đề án tuyển sinh thì phải công bố trước ít nhất 15 ngày.
>> Mẫu Đề án tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT: TẢI VỀ
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh gồm:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 như thế nào?