Nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch thì có phải phá dỡ không? Trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?
Nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch thì có phải phá dỡ không?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 136 Luật Nhà ở 2023 về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ như sau:
Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ
1. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ bao gồm:
a) Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
b) Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
c) Nhà ở thuộc trường hợp phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được phê duyệt;
đ) Trường hợp phá dỡ nhà ở khác theo quy định của pháp luật về xây dựng ngoài trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
2. Việc phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
Như vậy, theo quy định trên nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở phải được phá dỡ do thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ nhà ở, cụ thể là phá dỡ nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có bắt buộc phải có vốn chủ sở hữu không? (Hình ảnh từ Internet)
Trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 137 Luật Nhà ở 2023 về trách nhiệm phá dỡ nhà ở như sau:
Trách nhiệm phá dỡ nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
2. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
Như vậy, trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định cụ thể như sau:
- Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở;
Trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
- Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
- Trường hợp phá dỡ nhà chung cư thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật Nhà ở 2023.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 139 Luật Nhà ở 2023 về cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:
Cưỡng chế phá dỡ nhà ở
1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 136 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 136 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 136 của Luật Nhà ở 2023, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật Nhà ở 2023;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật Nhà ở 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 26th December là ngày gì? Ngày 26 12 cung gì? Ngày 26 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch thì có phải phá dỡ không? Trách nhiệm phá dỡ nhà ở được quy định như thế nào?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có bắt buộc phải có vốn chủ sở hữu không?
- 10 Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với đảng viên và tổ chức đảng chuẩn theo Quy định 69-QĐ/TW?
- Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864?