Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 phải phù hợp với khả năng thực hiện giải ngân?
Nguyên tắc chung trong việc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục II Mục B Công văn 5035/BKHĐT-TH năm 2022 Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023 hướng dẫn nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 cụ thể như sau:
- Việc bố trí vốn ngân sách nhà nước năm 2023 phải đảm bảo nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 bao gồm: (i) kế hoạch của các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền giao và (ii) kế hoạch vốn của nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc xây dựng kế hoạch phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong năm;
Phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, kế hoạch và tiến độ triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2013 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án,
Bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31/12/2022, khắc phục triệt để tình trạng chậm phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án.
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 phải phù hợp với khả năng thực hiện giải ngân?
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ, dự án trong kế hoạch đầu tư công?
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đối với các nhiệm vụ, dự án trong kế hoạch đầu tư công được hướng dẫn tại tiểu mục II Mục B Công văn 5035/BKHĐT-TH năm 2022 Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023 cụ thể như sau:
Đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025:
- Bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể việc phân bổ vốn phải bảo đảm theo thứ tự ưu tiên sau:
(1) Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có);
(2) Bố trí đủ vốn để thu hồi vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
(3) Bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2022;
(4) Bố trí đủ vốn cho dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2023 theo thời gian bố trí vốn
(5) Bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư, nghĩa vụ thanh toán của ngân sách trung ương.
(6) Bố trí vốn cho các nhiệm vụ cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
(7) Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt;
(8) Sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ, dự án nêu trên mới bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư, trường hợp chưa kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư tại thời điểm lập kế hoạch thì trong báo cáo lập kế hoạch, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải cam kết hoàn thiện quyết định đầu tư của các dự án trước khi giao chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 (trước ngày 31/12/2022).
- Mức vốn bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức đầu tư dự án trừ đi luỹ kế dự kiến giải ngân vốn đến hết năm 2022 và không vượt quá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao cho dự án trừ đi số vốn đã giải ngân năm 2021 và dự kiến giải ngân năm 2022 (bao gồm số vốn được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022).
Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm 2023.
- Riêng đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thi hành;
Trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài được phân bổ cho chi đầu tư phát triển, chị sự nghiệp và vốn đối ứng của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Đối với các chương trình, dự án hỗn hợp (cả cấp phát và cho vay lại) phải làm rõ mức vốn cấp phát và cho vay lại.
Việc bố trí vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, cam kết với nhà tài trợ, theo thứ tự ưu tiên như sau:
(1) Bố trí đủ vốn cho dự án kết thúc Hiệp định trong năm 2023 không có khả năng gia hạn Hiệp định, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2023;
(2) Bố trí đủ vốn cho các dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư được chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 63/2022/QH13 ngày 19/6/2022 của Quốc hội.
(3) Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt
(4) Bố trí theo tiến độ được duyệt và khả năng giải ngân cho dự án mới đã ký Hiệp định.
Việc bố trí kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án bảo đảm theo tiến độ đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, tiến độ giải phóng mặt bằng theo quy định của Luật Đất đai, năng lực của chủ đầu tư chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án.
Đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội:
Căn cứ danh mục và mức vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất bố trí đủ toàn bộ vốn cho các nhiệm vụ, dự án trong năm 2023;
Bảo đảm giải ngân vốn của Chương trình trong 2 năm 2020 và 2023 theo đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2002/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Dự kiến danh mục dự án và bố trí kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 cho từng dự án?
Về nội dung dự kiến danh mục dự án và bố trí kế hoạch đầu tư vốn nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 cho từng dự án thì tại tiểu mục II Mục B Công văn 5035/BKHĐT-TH năm 2022 Xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023 hướng dẫn cụ thể như sau:
- Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương:
Căn cứ mục tiêu, định hướng, nguyên tắc và khả năng cân đối vốn đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương dự kiến danh mục dự án, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch và mức vốn cho từng dự án, nhiệm vụ theo đúng các nguyên tắc quy định tại tiết 2.1, điểm 2, phần II, mục A nêu trên.
- Đối với kế hoạch cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; vốn hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Căn cứ tình thực hiện năm 2022, Chỉ thị số 12/CT-TTg, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được cấp có thẩm quyền quyết định, quy định của cấp có thẩm quyền về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, dự kiến những thay đổi về đối tượng, chính sách, nhiệm vụ, tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay, huy động vốn, lãi suất huy động, cho vay,.. để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023.
- Đối với các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương: Bố trí vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương năm 2023 phù hợp với các chỉ đạo về xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương của cấp có thẩm quyền, bảo đảm bố trí vốn tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết, đề nghị địa phương báo cáo dự kiến thu, chi từ nguồn xổ số kiến thiết, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn vốn này cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, y tế công lập, xây dựng nông thôn mới;
Sau khi đã bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên, được bố trí cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.
- Đối với nguồn thu sử dụng đất: đề nghị xây dựng dự kiến thu, chi từ nguồn này trong năm 2023 sát khả năng thu thực tế của địa phương.
- Đối với nguồn bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh: theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã hóa đơn là gì? Danh mục Mã hóa đơn, biên lai của Cục Thuế các tỉnh, thành phố và Cục Thuế doanh nghiệp lớn phát hành?
- Thay đổi mâm xe máy phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168? Thay đổi mâm xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- 05 Nguyên tắc chung khi đánh giá phân loại phim 18+ theo Thông tư 05? Chi tiết nội dung tiêu chí phân loại phim 18+?
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?