Nguồn vốn đầu tư công thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được hướng dẫn bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào?
Nguồn vốn đầu tư công tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp được hướng dẫn bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Công văn 6183/BKHĐT-KTĐPLT năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thực hiện nguồn vốn đầu tư công tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:
- Việc đề xuất thực hiện dự án đầu tư công phải phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; bảo đảm nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư công 2019.
- Việc phê duyệt dự án đầu tư thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau:
(1) Các chương trình, dự án đầu tư công đã được bố trí vốn trong Kế hoạch đầu tư công hằng năm được cấp có thẩm quyền quyết định trước ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
(2) Các chương trình, dự án đầu tư công đã được bố trí vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn hằng năm trước ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công.
(3) Các chương trình, dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trước ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Nguồn vốn đầu tư công tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp được hướng dẫn bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như thế nào? (Hình từ internet)
Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Đầu tư công 2019, Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm được quy định như sau:
- Đối với căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn gồm có:
+ Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương;
+ Quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
+ Nhu cầu và dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước;
+ Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư;
+ Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Đối với căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm gồm có:
+ Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;
+ Kế hoạch đầu tư công trung hạn;
+ Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Đầu tư công 2019, quy định như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
1. Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
6. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
7. Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.
Như vậy, nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm được thực hiện tuân theo những nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?