Người tố giác tội phạm có được lực lượng công an bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe hay không?

Cho hỏi người tố giác tội phạm có được lực lượng công an bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe hay không? Câu hỏi của anh Trí đến từ Đồng Nai.

Người tố giác tội phạm có được lực lượng công an bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe hay không?

Căn cứ vào Điều 484 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Người được bảo vệ
1. Những người được bảo vệ gồm:
a) Người tố giác tội phạm;
b) Người làm chứng;
c) Bị hại;
d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.
2. Người được bảo vệ có quyền:
a) Đề nghị được bảo vệ;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.
3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

Theo như quy định trên thì người tố giác tội phạm là một trong những đối tượng được bảo vệ. Ngoài ra, người thân thích của người tố giác tội phạm cũng sẽ được bảo vệ.

Bên cạnh đó, quy định trên cũng đã liệt kê ra những quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm khi được bảo vệ như sau:

(1) Quyền của người tố giác tội phạm khi được bảo vệ:

- Đề nghị được bảo vệ;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

- Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

- Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

(2) Nghĩa vụ của người tố giác tội phạm khi được bảo vệ:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;

- Giữ bí mật thông tin bảo vệ;

- Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

Người tố giác tội phạm có được lực lượng công an bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe hay không?

Người tố giác tội phạm có được lực lượng công an bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe hay không?

Những biện pháp bảo vệ nào được áp dụng để bảo vệ người tố giác tội phạm?

Căn cứ vào Điều 486 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Các biện pháp bảo vệ
1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:
a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Theo như quy định trên thì những biện pháp bảo vệ sau đây sẽ được áp dụng để bảo vệ người tố giác tội phạm:

- Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

- Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

- Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

- Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Áp dụng biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm đến khi nào?

Căn cứ vào Điều 489 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Chấm dứt việc bảo vệ
1. Khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

Như vậy, quy định trên không nêu cụ thể thời hạn hoặc thời gian áp dụng biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm. Biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng cho đến khi cơ quan điều tra xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn.

Tố giác tội phạm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tố giác tội phạm có phải kèm theo chứng cứ không?
Pháp luật
Có mấy hình thức tố giác tội phạm? Hướng dẫn tố giác 17 loại tội phạm trên ứng dụng VNeID mà không cần đến cơ quan công an theo quy định?
Pháp luật
Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất hiện nay? Không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ đối vối người tố giác tội phạm? Người tố giác tội phạm được áp dụng biện pháp bảo vệ khi nào?
Pháp luật
Mẫu Phiếu chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Phát hiện có người quay lén tại phòng tắm nữ có quyền tố giác không? Quay lén người khác nhằm mục đích làm nhục bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có thể tố giác tội phạm bằng lời nói đúng không? Thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và chuyển ngay tố giác kèm theo tài liệu cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền?
Pháp luật
Tố giác tội phạm tại cơ quan công an nơi họ cư trú hay nơi mình ở? Được tố giác qua điện thoại không?
Pháp luật
Phân biệt tố cáo và tố giác về tội phạm? Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm của cá nhân?
Pháp luật
Hành vi tố giác tội phạm, báo tin về tội phạm sai sự thật sẽ bị xử phạt như thế nào từ ngày 01/9/2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tố giác tội phạm
1,242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố giác tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố giác tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào