Người ra quyết định thanh tra có quyền thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra không? Thu hồi sai thì bị xử lý thế nào?
Người ra quyết định thanh tra có quyền thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra không?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 thì người ra quyết định thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Quyết định việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;
đ) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
e) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
g) Quyết định kiểm kê tài sản;
h) Quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát;
i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
l) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
n) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
o) Ban hành kết luận thanh tra;
p) Chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này;
q) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
r) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Như vậy, căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 nêu trên thì trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền thu hồi tài sản thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát từ đối tượng thanh tra.
Ngoài ra, dựa vào khoản 2 Điều 80 Luật Thanh tra 2022, khi cảm thấy việc thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra không còn cần thiết thì người ra quyết định thanh tra có quyền quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp thu hồi đó.
Người ra quyết định thanh tra có quyền thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra không? Thu hồi sai thì bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Tài sản của đối tượng thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào?
Tại Điều 91 Luật Thanh tra 2022 có quy định về việc thu hồi tài sản của đối tượng thanh tra như sau:
Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định thu hồi tài sản khi đối tượng thanh tra có hành vi chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước mà không phải đợi kết luận thanh tra, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, đối tượng thanh tra sẽ bị thu hồi tài sản trong các trường hợp:
- Có hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Có hành vi chiếm giữ tài sản;
- Có hành vi sử dụng tài sản trái pháp luật;
- Làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Người ra quyết định thanh tra thu hồi tài sản không đúng thì xử lý thế nào?
Việc xử lý vi phạm của người ra quyết định thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tùy theo mức độ vi phạm khi thu hồi tài sản sai mà người ra quyết định thanh tra sẽ phải đối diện với các hình thức xử lý sau:
- Xử lý kỷ luật;
- Xử lý trách nhiệm hình sự;
- Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại.
Từ ngày 01/07/2023, Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?