Người phân chia di sản thừa kế có bắt buộc phải là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc?
Người phân chia di sản thừa kế bắt buộc phải là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc?
Căn cứ vào Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người phân chia di sản
1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.
Theo như quy định trên thì người phân chia di sản thừa kế sẽ là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc người do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Do đó, không bắt buộc người phân chia di sản phải là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc. Vì trong trường hợp, người để lại di sản thừa kế không có di chúc, không lập di chúc thì sẽ không thể chỉ định được người quản lý di sản theo di chúc. Lúc này, các đồng thừa kế sẽ thỏa thuận để cử ra người phân chia di sản.
Người phân chia di sản thừa kế có bắt buộc phải là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc? (Hình từ Internet)
Người quản lý di sản thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế thành hai nhóm sau:
* Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015:
- Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
- Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
- Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
* Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015:
- Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
- Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
- Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
Người quản lý di sản thừa kế có được trả thù lao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:
Quyền của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.
Như vậy, người quản lý di sản thừa kế sẽ được trả thù lao trong trường hợp có thỏa thuận với những người thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?