Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai không? Những loại quỹ mà người dân bắt buộc phải đóng là gì?
Những loại quỹ nào mà người dân bắt buộc phải đóng?
Hiện chỉ có một quỹ bắt buộc phải đóng là Quỹ phòng chống thiên tai, căn cứ quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP.
Còn đối với các loại quỹ khác như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Quỹ vì người nghèo; Quỹ nhân đạo; Quỹ bảo trợ trẻ em; Quỹ xóa đói giảm nghèo; Quỹ xã hội - từ thiện; Quỹ khuyến học; Quỹ chăm sóc người cao tuổi; Quỹ phòng chống ma tuý; Quỹ đóng góp đầu tư cơ sở hạ tầng... đều chủ yếu là các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhân đạo.
Các loại quỹ này hình thành theo quy định của ngành, thực tế của địa phương, có phạm vi điều chỉnh đặc thù nên mang tính vận động ủng hộ, đóng góp tự nguyện thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 93/2019/NĐ-CP.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai không? Những loại quỹ nào mà người dân bắt buộc phải đóng là gì? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn tài chính
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
4. Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Điều tiết từ Quỹ trung ương và giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
7. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
8. Tồn dư Quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.
Theo đó, khoản 3 chỉ quy định người lao động là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động phải đóng góp hằng năm theo quy định.
Đồng thời, tại khoản 4 nêu trên cũng nêu cá nhân nước ngoài có thể đóng góp dưới hình thức tự nguyện mà không thuộc trường hợp bắt buộc như công dân Việt Nam.
Người nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ phải thỏa mãn điều kiện gì?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định người nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.
Theo đó, người này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
- Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
- Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định, cụ thể khoản 3 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định:
Tài sản đóng góp thành lập quỹ
...
3. Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng);
b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng);
c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng);
d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng).
Lưu ý: Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?