Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?
- Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?
- Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến bằng những hình thức nào trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Đối thoại tại nơi làm việc giữa doanh nghiệp nhà nước với người lao động được tổ chức định kỳ khi nào?
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?
Căn cứ Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
- Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
- Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động đối với những nội dung như sau:
- Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể;
- Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương nhằm phát huy và thực hiện tính dân chủ tại cơ sở.
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến bằng những hình thức nào trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ Điều 72 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Hình thức người lao động tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
2. Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
3. Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
5. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Theo đó, hình thức mà người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến trong thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:
- Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
- Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
- Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
- Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
- Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Đối thoại tại nơi làm việc giữa doanh nghiệp nhà nước với người lao động được tổ chức định kỳ khi nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm; tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm.
Ngoài ra thì một hoặc các bên tại Doanh nghiệp nhà nước cũng có thể yêu cầu tổ chức đối thoại để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?