Người lao động đã là đoàn viên công đoàn được miễn đóng phí công đoàn trong trường hợp nào?
Người lao động đã là đoàn viên công đoàn được miễn đóng phí công đoàn trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy theo quy định trên các trường hợp người lao động được miễn đóng phí công đoàn bao gồm:
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên.
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm.
- Đoàn viên công đoàn không có thu nhập.
- Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương.
Người lao động đã là đoàn viên công đoàn được miễn đóng phí công đoàn trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tham gia công đoàn bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định trên người lao động ép buộc người lao động tham gia công đoàn có thể bị tiền lên đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm mức phạt tiền có thể lên đến 60.000.000 đồng (căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy theo quy định trên người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tham gia công đoàn có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 60.000.000 đồng (căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Người lao động có thể đóng phí công đoàn thông qua những phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:
Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí
1. Phương thức đóng đoàn phí
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
b) Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
2. Quản lý tiền đoàn phí:
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
Như vậy theo quy định trên người lao động có thể đóng phí công đoàn thông qua những phương thức sau:
- Đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
- Thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên.
- Nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?