Người lao động có thể được khai giảm trừ gia cảnh cho ông bà mình ngoài tuổi lao động và không có thu nhập cần có điều kiện gì?
- Người lao động có thể được khai giảm trừ gia cảnh cho ông bà mình ngoài tuổi lao động và không có thu nhập nếu có điều kiện gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh?
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế là gì?
Người lao động có thể được khai giảm trừ gia cảnh cho ông bà mình ngoài tuổi lao động và không có thu nhập nếu có điều kiện gì?
Căn cứ tại Công văn 51877/CTHN-TTHT năm 2022 quy định như sau:
Trường hợp ông bà người lao động là cá nhân ngoài độ tuổi lao động (không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng) đã được chính quyền địa phương nơi người phụ thuộc cư trú xác nhận bản thân người lao động là người trực tiếp nuôi dưỡng bà và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm g.4 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì người lao động được khai giảm trừ gia cảnh cho bà nội khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Người lao động có thể được khai giảm trừ gia cảnh cho ông bà mình ngoài tuổi lao động và không có thu nhập cần có điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (quy định về thu nhập từ kinh doanh bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Giảm trừ gia cảnh
Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế như sau:
1. Mức giảm trừ gia cảnh:
a) Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
- Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.
6. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều này.
Như vậy theo quy định trên Bộ Tài chính có thẩm quyền quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (các quy định về thu nhập từ kinh doanh bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương lựa;
b) Khoản đóng góp vào các Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo phát sinh vào năm nào thì được tính giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo
Như vậy theo quy định trên, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương lựa;
- Khoản đóng góp vào các Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2024? Tải phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức cuối năm?
- Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay? Tỷ giá Won Hàn Quốc ngày 04/12/2024 thế nào? Tỷ giá mua bán ngoại tệ được xác định thế nào?
- Hướng dẫn khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 1/1/2025 như thế nào?
- Thiết quân luật do ai thực hiện? Cấm hay hạn chế đi lại trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật?
- Địa bàn thiết quân luật là gì? Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho ai?