Người lao động có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế không?
- Người lao động có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không khi doanh nghiệp động chậm đóng bảo hiểm y tế?
- Mức xử phạt của doanh nghiệp đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là bao nhiêu?
- Việc tranh chấp về bảo hiểm y tế giữa người lao động và doanh nghiệp được giải quyết như thế nào?
Người lao động có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế không khi doanh nghiệp động chậm đóng bảo hiểm y tế?
Tại Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Người lao động có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế không? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt của doanh nghiệp đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động là bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế của doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
.....
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
* Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức xử phạt tổ chức gấp 2 lần mức xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên, mức xử phạt sẽ tùy vào số lượng người lao động mà doanh nghiệp chậm đóng BHYT. Ngoài ra, doanh nghiệp buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Việc tranh chấp về bảo hiểm y tế giữa người lao động và doanh nghiệp được giải quyết như thế nào?
Việc tranh chấp về bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 48 Luật Bảo hiểm y tế 2008:
Tranh chấp về bảo hiểm y tế
1. Tranh chấp về bảo hiểm y tế là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hiểm y tế giữa các đối tượng sau đây:
a) Người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật này, người đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;
c) Tổ chức bảo hiểm y tế;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế được giải quyết như sau:
a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp giữa người lao động và doanh nghiệp có tranh chấp về bảo hiểm y tế, thì các bên có trách nhiệm tự hòa giải nội dung tranh chấp. Trong trường hợp hòa giải không thành thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?