Người hành nghề khám chữa bệnh có được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa theo Luật Khám chữa bệnh mới nhất không?
Người hành nghề khám chữa bệnh có được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa theo Luật Khám chữa bệnh mới nhất không?
Căn cứ Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Theo đó, người hành nghề khám chữa bệnh được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa qua 02 hình thức như sau:
- Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
- Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyề và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Người hành nghề khám chữa bệnh có được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa theo Luật Khám chữa bệnh mới nhất không? (Hình từ Internet)
Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật là người có hành vi nào?
Theo Điều 101 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện của người bệnh hoặc của người hành nghề thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Theo Điều 100 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn xác định có ít nhất một trong các hành vi sau đây:
- Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc, điều trị người bệnh;
- Vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
Ngoài ra, người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề đã thực hiện đúng trách nhiệm chăm sóc, điều trị người bệnh và các quy định về chuyên môn kỹ thuật nhưng vẫn xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
- Trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị y tế, thuốc, thiếu người hành nghề mà không thể khắc phục được; trường hợp bệnh chưa có hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
- Trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khách quan khác dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
- Trường hợp tai biến y khoa do người bệnh tự gây ra.
Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì?
Người hành nghề khám chữa bệnh có những nghĩa vụ như sau:
(1) Nghĩa vụ đối với người bệnh (Căn cứ Điều 44 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
- Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
- Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp (Căn cứ Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
- Tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
- Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
- Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
- Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin và trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh hoặc vi phạm quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(3) Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp (Căn cứ Điều 46 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
- Hợp tác với đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng danh dự và uy tín của đồng nghiệp.
(4) Nghĩa vụ đối với xã hội (Căn cứ Điều 47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
- Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
- Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.
- Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;
+ Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?