Người được xét tặng Nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng? Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú?

Người được xét tặng Nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng? Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú?

Người được xét tặng nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng?

Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức, nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
3. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của hội đồng các cấp
a) Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” không tham gia các cấp hội đồng;
b) Số lượng thành viên Hội đồng các cấp tối thiểu là 11 người;
c) Các cuộc họp của hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng tham dự. Trường hợp vắng mặt, thành viên hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu;
d) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu. Kết quả xét tặng của hội đồng được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng;
đ) Cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” phải đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên hội đồng;
e) Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” ở mỗi cấp có tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập. Tổ thư ký có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tóm tắt thành tích, tổng hợp ý kiến thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên hội đồng và tổ chức cuộc họp của hội đồng;
g) Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của hồ sơ cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý;
h) Hội đồng cấp dưới có trách nhiệm báo cáo Hội đồng cấp trên kết quả giải quyết đơn thư (nếu có) đối với các cá nhân được đề nghị xét tặng;
i) Hội đồng các cấp đánh giá uy tín về chuyên môn, tầm ảnh hưởng của nhà giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này để báo cáo Hội đồng cấp trên.”

Như vậy, người được xét tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú không được tham gia hội đồng xét tặng.

Người được xét tặng nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng? Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”?

Người được xét tặng nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng? Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định:

Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở giáo dục
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
b) Ban hành văn bản thông báo triển khai xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” trước mỗi đợt xét tặng;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (nếu có) đối với các cấp hội đồng.
2. Các bộ, ban, ngành, địa phương và đại học quốc gia
a) Người đứng đầu bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc đại học quốc gia thực hiện xét tặng theo quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị lên Hội đồng cấp trên;
b) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (nếu có) đối với Hội đồng cấp cơ sở thuộc thẩm quyền;
c) Người đứng đầu bộ, ban, ngành, đại học quốc gia bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ, ngành, đại học quốc gia và các chi phí khác liên quan. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt ngân sách chi cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp tỉnh và các chi phí khác liên quan;
d) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có liên quan bảo đảm tiến độ thời gian trình khen thưởng để kịp tổ chức công bố và trao thưởng vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam của năm đề nghị xét tặng.
3. Các cơ sở giáo dục
a) Xây dựng kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến để có được đội ngũ nhà giáo đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
b) Thực hiện xét tặng theo quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” lên Hội đồng cấp trên;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú như sau:

- Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.

- Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.

- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.

156 lượt xem
Nhà giáo ưu tú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà giáo ưu tú là gì? Tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất? Mức thưởng cho nhà giáo khi đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú?
Pháp luật
Người được xét tặng Nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng? Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú?
Pháp luật
Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân', 'Nhà giáo ưu tú' được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình Đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất?
Pháp luật
Trình tự, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, 'Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” gồm mấy cấp? Trình tự và hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giảng viên tại trường đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn về tài năng sư phạm như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản khai thành tích xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất theo Nghị định 35 thế nào?
Pháp luật
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, giáo viên mầm non được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cần những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo ưu tú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo ưu tú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào