Người được tống đạt có mất chi phí tống đạt không? Tống đạt được thực hiện bằng những phương thức nào?
Phương thức thực hiện tống đạt là gì?
Căn cứ tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Niêm yết công khai.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.
Như vậy theo quy định trên tống đạt được thực hiện thông qua những phương thức sau đây:
- Trực tiếp, qua bưu điện, người thứ ba được uỷ quyền.
- Bằng phương thức điện tử.
- Niêm yết công khai.
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Phương thức khác.
Người được tống đạt có mất chi phí tống đạt không? Tống đạt được thực hiện bằng những phương thức nào? (Hình từ Internet)
Thế nào là tống đạt?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP định nghĩa tống đạt như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
...
Như vậy theo quy định trên tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người được tống đạt có mất chi phí tống đạt không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
1. Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.
...
Theo quy định trên, việc tống đạt giấy tờ của Thừa phát lại được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Toà án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan thi hành án dân sự hoặc thực hiện theo thoả thuận riêng giữa các cơ quan này bằng hợp đồng cụ thể cho từng vụ việc.
Trong hợp đồng dịch vụ tống đạt có nội dung đề cập đến chi phí tống đạt, quyền cũng như nghĩa vụ của các bên và thủ tục tống đạt… Chi phí tống đạt giấy tờ được quy định mức khung tại khoản 2 Điều 62 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
1. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định này trên cơ sở khung mức chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:
a) Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi phí tống đạt quy định tại khoản này bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
...
Theo quy định trên, khung mức chi phí tống đạt như sau:
- Tối thiểu là 65.000 đồng/việc.
- Tối đa là 130.000 đồng/việc.
- Chi phí thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí, tiền công ngày làm việc không vượt quá mức lương tối thiểu… nếu tống đạt giấy tờ ngoài địa bàn tỉnh hoặc đến vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.
Như vậy từ những quy định trên, có thể thấy, không phải mọi chi phí tống đạt đều được lấy từ ngân sách Nhà nước mà trong một số trường hợp luật quy định, các đương sự phải có trách nhiệm chịu chi phí tống đạt này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?