Người được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có trách nhiệm gì?
- Người được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có trách nhiệm gì?
- Việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước được quy định như thế nào?
- Việc kiểm soát xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước được quy định như thế nào?
Người được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích
1. Việc quyết định giám sát thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyên người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
2. Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có xung đột lợi ích căn cứ vào phạm vi, quy mô, tính chất và nội dung của nhiệm vụ, công vụ, quyết định tự giám sát hoặc giao cho công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình thực hiện việc giám sát.
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích bao gồm tiến độ và kết quả đã đạt được;
b) Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Các nội dung khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích.
4. Người được giao giám sát có trách nhiệm sau đây:
a) Yêu cầu người có xung đột lợi ích thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát;
b) Làm việc trực tiếp với người có xung đột lợi ích khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích giám sát;
c) Báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với người giao giám sát về khó khăn, vướng mắc hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có xung đột lợi ích để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời;
d) Báo cáo với người giao giám sát khi có căn cứ cho rằng việc giám sát không phù hợp với xung đột lợi ích hoặc khi xung đột lợi ích không còn.
Như vậy theo quy định trên người được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có trách nhiệm như sau:
- Yêu cầu người có xung đột lợi ích thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát.
- Làm việc trực tiếp với người có xung đột lợi ích khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích giám sát.
- Báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản với người giao giám sát về khó khăn, vướng mắc hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có xung đột lợi ích để có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
- Báo cáo với người giao giám sát khi có căn cứ cho rằng việc giám sát không phù hợp với xung đột lợi ích hoặc khi xung đột lợi ích không còn.
Người được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác
1. Việc tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích; việc tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác được thực hiện khi có căn cứ cho rằng nếu để người đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc tiếp tục giữ vị trí công tác đó sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương VI của Nghị định này và những quy định khác của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Như vậy theo quy định trên việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích được quy định như sau:
- Việc tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có xung đột lợi ích được thực hiện khi có căn cứ cho rằng nếu để người đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Việc tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương VI Nghị định 59/2019/NĐ-CP và những quy định khác của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Việc kiểm soát xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định việc kiểm soát xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước như sau:
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
- Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
+ Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích.
+ Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích.
+ Tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia?
- Đáp án Đợt 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng và phong trào hội mới nhất? Xem chi tiết ở đâu?
- Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên năm học 2024 2025 các cấp? Bản kế hoạch cá nhân năm 2024 2025 của giáo viên chi tiết?
- Những người nào vẫn được hưởng quyền thừa kế dù không có tên trong di chúc? Mức nhận thừa kế của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
- Hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực từ ngày nào? Căn cứ chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn là gì?