Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc là người Việt nam hay không?
Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc là người Việt nam hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định 19/2011/NĐ-CP về tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
1. Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam thì không thuộc diện công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức tốt;
c) Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội Việt Nam liên quan đến nuôi con nuôi và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi.
2. Một người chỉ được đứng đầu một Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Theo điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 19/2011/NĐ-CP nêu trên thì người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Do đó, pháp luật không bắt buộc người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải là người Việt Nam. Người nước ngoài vẫn có thể làm Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có đạo đức tốt;
- Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh;
- Hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội Việt Nam liên quan đến nuôi con nuôi và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi.
Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có bắt buộc là người Việt nam hay không?
Tổ chức con nuôi nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam thì cần có những loại giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 19/2011/NĐ-CP một số quy định được bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, tổ chức con nuôi nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam thì cần phải có các giấy tờ sau đây:
- Đơn của tổ chức con nuôi nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam;
- Bản sao Điều lệ, Quy chế hoạt động hoặc văn bản thành lập tổ chức con nuôi nước ngoài;
- Bản sao giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
- Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế trong 03 năm gần nhất, bao gồm cả tình hình thu, chi tài chính về con nuôi quốc tế, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập xác nhận;
Trường hợp đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì phải có báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam.
Theo đó, cần lưu ý, các giấy tờ nêu trên được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp.
Bao lâu thì tổ chức con nuôi nước ngoài sẽ nhận được kết quả về việc cấp phép hoạt động tại Việt Nam?
Căn cứ quy định về trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tại Điều 33 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép) cho tổ chức con nuôi nước ngoài và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
4. Giấy phép có giá trị trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn mỗi lần tối đa là 05 năm.
Theo đó, thời gian giải quyết hồ sơ, giấy tờ đề nghị cấp phép hoạt động tại Việt Nam đối với tổ chức con nuôi nước ngoài được xác định như sau:
- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, phỏng vấn người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài, báo cáo Bộ Trưởng Bộ Tư pháp: 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Tư pháp: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã? Hướng dẫn cách viết chi tiết?
- Cá nhân xúc phạm lãnh tụ trên mạng xã hội bị xử phạt bao nhiêu? Xúc phạm lãnh tụ có bị đi tù không?
- Tải mẫu Công văn thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ mới nhất hiện nay? Công văn thông báo là gì?
- Thông tư 79/2024 quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thế nào?
- Các trường hợp đủ điều kiện hoàn thuế TNCN 2024 là gì? khi nào cá nhân không được hoàn lại số tiền thuế TNCN nộp thừa?