Người dân sẽ bị xử phạt nếu tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh? Mức phạt có thể lên đến 80.000.000 đồng?

Xin chào! Tôi có câu hỏi mong được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được hỏi rằng người dân có được tự ý sửa nhà chung cư nhằm mục đích kinh doanh không? Mức xử phạt dành cho hành vi tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh? Rất mong nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Xin cảm ơn.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư cụ thể như sau:

"Điều 4. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính."

Người dân có được tự ý sửa nhà chung cư nhằm mục đích kinh doanh không? Mức xử phạt dành cho hành vi tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh?

Người dân sẽ bị xử phạt nếu tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh? Mức phạt có thể lên đến 80.000.000 đồng?

Mức phạt nào dành cho hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư cụ thể như sau:

"Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình;
b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc;
c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;
e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;
c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;
d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp."

Biện pháp khắc phục cho hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư?

Đối với quy định về biện pháp khắc phục thì tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư quy định rằng:

"Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
d) Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
đ) Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
e) Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này."

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì hành vi tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh có thể bị xử phạt tối đa là 80.000.000 đồng, đồng thời còn áp dụng các biện pháp khắc phục theo quy đinh như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Nhà chung cư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cách bố trí nội thất căn hộ chung cư theo phong thủy
Pháp luật
Phần diện tích riêng của nhà chung cư bao gồm những diện tích nào? Cách xác định diện tích chung và riêng của nhà chung cư theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Thang máy trong nhà chung cư phải đáp ứng những quy chuẩn kỹ thuật nào? Nhà chung cư phải có tối thiểu bao nhiêu thang máy?
Pháp luật
Quyền sở hữu đối với chỗ để xe của nhà chung cư được xác định như thế nào? Chổ để xe của nhà chung cư cần phải đáp ứng những quy chuẩn kỹ thuật gì?
Pháp luật
Hệ thống thu gom rác của nhà chung cư cần phải đáp ứng những yêu cầu gì theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Nhà chung cư khi hết niên hạn sử dụng được giải quyết như thế nào? Kiểm định chất lượng nhà chung cư phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Có được chuyển nhượng chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư cho người khác không phải là cư dân trong chung cư không?
Pháp luật
Thi công di dời khu vực nhà vệ sinh và mở thêm cửa từ phòng ngủ ra ngoài căn hộ chung cư của mình có được không?
Pháp luật
Mua nhà chung cư có thời hạn 50 năm thì sau khoản thời gian này có được gia hạn sử dụng không hay bị nhà nước thu hồi lại?
Pháp luật
Hành vi sử dụng sai mục đích để ở của nhà chung cư và gây ảnh hưởng đến căn hộ lân cận bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
03 trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo phương án bồi thường, tái định cư?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà chung cư
1,097 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào