Người có hành vi bạo lực gia đình phải trồng cây, vệ sinh đường phố và bị phê bình trước cộng đồng không?

Cho hỏi có phải có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trồng cây, vệ sinh đường phố và bị phê bình trước cộng đồng có đúng không? - Câu hỏi của anh Dương tại Gia Lai.

Người có hành vi bạo lực gia đình phải thực hiện trồng cây, vệ sinh đường phố từ 01/7/2023 có đúng không?

So sánh với quy định hiện hành, tại Điều 22 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trong đó, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình theo quy định mới nhất có bao gồm biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Cụ thể, thì tại Điều 33 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng bao gồm những công việc như sau:

- Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:

+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;

+ Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

- Danh mục những công việc này sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Người có hành vi bạo lực gia đình phải trồng cây, vệ sinh đường phố và bị phê bình trước cộng đồng không?

Người có hành vi bạo lực gia đình phải trồng cây, vệ sinh đường phố và bị phê bình trước cộng đồng không? (Hình từ Internet)

Có phải mọi chủ thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình đều bị phê bình trong cộng đồng dân cư hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:

Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
1. Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

Theo đó, không phải mọi chủ thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình đều bị phê bình trong cộng đồng dân cư. Mà việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư chỉ được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện như sau;

- Người có hành vi bạo lực gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên

- Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

Người đã thực hiện công việc phục vụ cộng đồng thì có bị phê bình trong cộng đồng dân cư hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 32 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:

Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 của Luật này thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Theo đó, đối với người có hành vi bạo lực gia đình thõa mãn các điều kiện bị phê bình trong cộng đồng dân cư theo phân tích đã nêu tại phân trên. Nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng thì không bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Ai là người quyết định người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng hoặc bị phê bình trước cộng đồng?

Căn cứ khoản 4 Điều 32 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:

Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư trên cơ sở đề xuất của người được phân công xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau:

Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư, và cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
795 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào