Người chuyển đổi giới tính được nhận quyền và phải thực hiện nghĩa vụ gì trong Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính?
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính
Chuyển đổi giới tính là gì?
Chuyển đổi giới tính là hành động mà người đề nghị chuyển đổi giới tính muốn dùng y khoa can thiệp vào giới tính của mình, giúp bản thân được sống đúng với giới tính của chính mình.
Người đề nghị chuyển đổi giới tính và người chuyển giới tính được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đề nghị chuyển đổi giới tính là người có giới tính sinh học hoàn thiện, tự thấy mình có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính.
2. Người chuyển đổi giới tính là người đề nghị chuyển đổi giới tính được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người chuyển đổi giới tính theo quy định tại Luật này."
Quyền của người chuyển đổi giới tính
Trước khi Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính ban hành thì tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính như sau:
"Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."
Tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về quyền của người chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:
- Được đề nghị công nhận là người chuyển đổi giới tính mà không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; việc thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn tự nguyện;
- Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
- Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác của người chuyển đổi giới tính;
- Được quyền đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
- Không bị bắt buộc phải triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục, trừ trường hợp tự nguyện;
- Được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính;
- Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định về nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính cụ thể như sau:
"Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
2. Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính
a) Tham gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý y tế trước, trong và sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
b) Tích cực, chủ động học tập, lao động, hòa nhập gia đình, xã hội sau khi thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật."
Các hành vi bị cấm đối với người chuyển đổi giới tính
Tại Điều 5 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính quy định các hành vi bị cấm sử dụng đối với người chuyển đổi giới tính như sau:
"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạo lực đối với người có mong muốn chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính.
2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
3. Lợi dụng người chuyển đổi giới tính để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc có các hành vi trái pháp luật khác.
4. Triệt sản khi phẫu thuật bộ phận sinh dục mà người đó không đồng ý.
5. Bắt buộc người chuyển đổi giới tính nghỉ học, thôi việc vì lý do chuyển đổi giới tính.
6. Tiết lộ thông tin, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà không được người chuyển đổi giới tính đồng ý.
7. Thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi cá nhân, tổ chức chưa đủ điều kiện
8. Lợi dụng việc chuyển đổi giới tính để trốn tránh các nghĩa vụ pháp luật."
Như vậy, sau khi Luật Chuyển đổi giới tính ban hành, người đã tham gia, đang tham gia và muốn được tham gia chuyển đổi giới tính sẽ được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo đúng như luật định. Trên đây là các quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính mà cúng tôi cung cấp và gửi tới bạn đọc.
Xem Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính chi tiết tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?