Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu được quy định ra sao? Thông tin về lựa chọn nhà thầu là những thông tin nào?
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là ngôn ngữ nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đấu thầu 2023 quy định ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
1. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
2. Ngôn ngữ sử dụng đối với đấu thầu quốc tế là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Theo đó, ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu trong nước là tiếng Việt.
Trường hợp đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.
Nếu ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là tiếng Việt và tiếng Anh thì nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tham dự thầu.
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu được quy định ra sao? Thông tin về lựa chọn nhà thầu là những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Đồng tiền trong đấu thầu được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Đồng tiền dự thầu
1. Đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
2. Đối với đấu thầu quốc tế:
a) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 03 loại tiền tệ;
b) Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng 02 hoặc 03 loại tiền tệ thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền tệ; trường hợp trong số các đồng tiền đó có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
c) Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư phải chào thầu bằng Đồng Việt Nam;
d) Đối với chi phí ở nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài, Đồng Việt Nam.
Theo đó, đối với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam.
Đối với đấu thầu quốc tế thì đồng tiền sử dụng trong đấu thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Đấu thầu 2023 nêu trên.
Thông tin về lựa chọn nhà thầu là những thông tin nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 quy định về thông tin về đấu thầu như sau:
Thông tin về đấu thầu
1. Thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Kết quả lựa chọn nhà thầu;
h) Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
i) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
k) Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.
...
Theo đó, thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
- Thông báo mời thầu;
- Danh sách ngắn;
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
- Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
- Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
- Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;
- Thông tin khác có liên quan.
Nội dung quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 83 Luật Đấu thầu 2023, quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu có tổng cộng 06 nội dung. Cụ thể như sau:
Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
3. Quản lý hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đấu thầu trên phạm vi cả nước.
4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền, trách nhiệm quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
6. Hợp tác quốc tế về đấu thầu.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung nêu trên.
Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?