Nghị quyết 62/2022/QH15: Cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán đến năm 2025?
Quy định về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội?
Tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định như sau:
Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản để thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình); sớm phê duyệt và triển khai đề án huy động nguồn lực cho Chương trình. Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan sớm điều hòa, hoàn thiện danh mục, giao vốn cho các dự án sử dụng vốn của Chương trình, thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, giải ngân được số tăng bội chi và các nguồn lực khác thuộc Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023. Sửa đổi quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; rà soát các hướng dẫn về chính sách thuế để triển khai hiệu quả trong thực tiễn.
Quy định thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định rằng tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát; nâng cao chất lượng tổng hợp, phân tích, dự báo, theo dõi sát tình hình kinh tế, chính trị, diễn biến lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu đầu vào và các vật tư chiến lược, xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với biến động của từng mặt hàng để điều hành sản xuất, tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối, cân đối và điều hành cung - cầu, bình ổn giá. Các Bộ, ngành, địa phương tính toán kỹ khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, các mặt hàng điều chỉnh giá theo lộ trình cần phải đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, việc chấp hành pháp luật về giá; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; có giải pháp hỗ trợ người có thu nhập thấp, người yếu thế khi giá cả mặt hàng thiết yếu tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu và giá sách giáo khoa.
Nghị quyết 62/2022/QH15: Cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán đến năm 2025? (Hình từ: Internet)
Các quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công?
Theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công cụ thể như sau:
Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Các Bộ, ngành, địa phương ban hành đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung, vừa bảo đảm tiết kiệm ngân sách, vừa bảo đảm mua sắm được các vật tư, dịch vụ thiết yếu liên quan đến đời sống người dân về y tế, giáo dục, an sinh xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ngoài ra, Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; sớm ban hành danh mục các doanh nghiệp do Nhà nước cần nắm giữ vốn góp, cổ phần chi phối; đối với các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn góp, cổ phần chi phối, khẩn trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn bảo đảm mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn thực chất.
Tập trung sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và khả thi, nhất là các văn bản dưới luật. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cá thể hóa trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, nhất là trách nhiệm người đứng đầu; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
Tổ chức cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững, thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; khẩn trương sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, quy định chặt chẽ việc chào bán, giao dịch, phương thức phân phối, xếp hạng tín nhiệm, trách nhiệm và biện pháp quản lý, giám sát các tổ chức cung cấp dịch vụ trong quá trình chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Rà soát, sửa đổi các quy định về điều kiện chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế và chế tài xử phạt; thiết lập thị trường giao dịch tập trung đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm tăng tính công khai, minh bạch của thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát ở tất cả các cấp độ, từ các công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tung tin đồn thất thiệt, sai sự thật, tăng cường minh bạch thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền để ổn định tâm lý thị trường, hỗ trợ hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư trên thị trường vốn, bảo đảm thị trường hoạt động thông suốt, nhất quán và phát triển thị trường lành mạnh, hiệu quả.
Quy định của pháp luật về hoàn thiện chính sách thuế?
Tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV có quy định là:
Khẩn trương hoàn thiện pháp luật về chính sách thuế, mở rộng nguồn thu, chống xói mòn cơ sở thuế. Thực hiện quản lý thuế theo lộ trình, chiến lược cải cách thuế, theo phương pháp quản lý rủi ro, chủ yếu thực hiện nguyên tắc “tiền khai, hậu kiểm”. Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về thuế liên quan đến kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, tăng cường quản lý, chống thất thu thuế, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, quyền lợi chính đáng của người dân và sự phát triển của thị trường bất động sản. Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội, tổ chức có liên quan để trao đổi, kết nối thông tin; hiện đại hóa công tác quản lý thuế; đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin để chống thất thu và xử lý nghiêm các vi phạm.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?