Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nào?

Cho hỏi Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nào? - Câu hỏi của anh Linh tại Hà Nội.

Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nào?

Căn cứ nội dung tại Mục I Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022, Chính phủ đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

(i) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

(ii) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn.

Lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.

Quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

(iii) Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay các cảng hàng không.

(iv) Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.

(v) Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn.

(vi) Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông.

Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.

(vii) Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông vận tải, công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

(viii) Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nào?

Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nào? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân 5 thành phố lớn phải xây dựng đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy?

Căn cứ nội dung triển khai tại tiểu mục 15 Mục II Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 có nêu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như sau:

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30%-35%; áp dụng công nghệ giao thông thông minh trong tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đô thị; tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố;

- Nghiên cứu xây dựng Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới lộ trình hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030;

- Nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào;

- Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp;

- Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường để đảm bảo quyền ưu tiên dành cho người đi bộ;...

- Xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Đường bộ?

Căn cứ nội dung tại tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 có nêu một trong những nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải trong giai đoạn 2022-2025 là:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Đường bộ theo ý kiến của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ; tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông,

Trong đó xác định an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông là một trong các mục tiêu chính khi triển khai, thực hiện các giải pháp về quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện;

Theo đó, việc nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Đường bộ và rà soát các văn bản liên quan được xác định là là nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ giao cho Bộ Giao thông vận tải trong mục tiêu tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022–2025.

Giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại chương trình công tác của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chậm bật xi nhan khi rẽ trái có bị xử phạt hay không theo quy định của pháp luật? Khi rẽ trái phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét?
Pháp luật
Đang lái xe ô tô mà sử dụng điện thoại thì bị xử phạt 3 triệu có đúng quy định không? Nếu bị xử phạt thêm lỗi vượt đèn đỏ thì bao nhiêu nữa?
Pháp luật
Vị trí nào cấm người điều khiển dừng xe kể cả ô tô và xe máy? Người điều khiển xe khi dừng, đỗ xe trên đường bộ phải đảm bảo những gì?
Pháp luật
Xe đầu kéo dừng, đỗ xe trên quốc lộ để sửa đèn xe thì có đúng quy định hay không? Dừng xe, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hiện nay xử phạt đối với hành vi nhân viên xe khách không mặc đồng phục và không đeo bảng tên khi vận tải hành khách bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Giao thông - Vận tải đang có hiệu lực thi hành?
Pháp luật
Biển nào báo hiệu “Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật”? Việc tham gia giao thông của người khuyết tật được quy định thế nào?
Pháp luật
Trụ cột về an toàn giao thông đường bộ trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045?
Pháp luật
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2022 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông
13,496 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào