Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định mục tiêu thế nào?
- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định mục tiêu nào?
- Vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thế nào?
- Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII nêu quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc là sự nghiệp của chủ thể nào?
Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định mục tiêu nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dẫn tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc đã xác định mục tiêu như sau:
- Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc;
- Góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định mục tiêu thế nào? (Hình từ Internet)
Vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thế nào?
Theo tiểu mục 4 Mục III Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo.
Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và giải quyết hài hoà lợi ích trong xã hội.
- Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều phải phục vụ Nhân dân;
Lấy ấm no và hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, thước đo hiệu quả công việc;
Kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nhất là những vấn đề Nhân dân quan tâm, dư luận bức xúc;
Thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc, tôn giáo.
Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của người Việt Nam ở trong và ngoài nước, góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân;
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách xã hội, an sinh, giảm nghèo bền vững gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội.
Khuyến khích làm giàu chính đáng; có cơ chế, chính sách bảo đảm sự công bằng, bình đẳng, cơ hội tiếp cận cho mỗi người dân trong quá trình phát triển, đóng góp cho sự phát triển đất nước và thụ hưởng thành quả phát triển.
Tiếp tục nâng cao chính sách phúc lợi; Nhà nước, xã hội hỗ trợ, giúp đỡ cho người có hoàn cảnh khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn bảo đảm an sinh.
Chính quyền các cấp thực hiện tốt cơ chế phối hợp và bảo đảm các điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tích cực tham gia quản lý nhà nước, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền;
Tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, thi đua thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Làm tốt vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII nêu quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc là sự nghiệp của chủ thể nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, nêu quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
Quan điểm
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và Nhân dân, là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là đoàn kết giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.
- Lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 làm điểm tương đồng để động viên, cổ vũ Nhân dân đồng lòng, chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân.
- Đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của Nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải quyết tốt quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao cuộc sống của Nhân dân; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, các giai tầng xã hội và của mỗi người dân trong tiếp cận cơ hội, đóng góp cho đất nước và thụ hưởng thành quả phát triển.
- Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của Đảng và cả hệ thống chính trị. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng đoàn kết trong hệ thống chính trị, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò nòng cốt chính trị trong tập hợp, đoàn kết, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, nêu quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc là sự nghiệp của toàn dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng? Cách viết mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư?
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?