Nghị quyết 23-NQ/TU tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thế nào?
Nghị quyết 23-NQ/TU tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thế nào?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 9
Nghị quyết 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2024. tải
Theo đó, quan điểm chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2024 như sau:
- Thống nhất nhận thức việc đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện tốt các chính sách xã hội, phát triển, khơi thông nguồn lực văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo động lực mới cho phát triển nhanh, bền vững Thủ đô và đất nước, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và xu thế phát triển của thời đại theo tinh thần Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cụ thể là:
+ “Tập trung xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế...”;
+ Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội đã xác định: “Xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội...”.
- Các cấp, các ngành và toàn xã hội đều phải vào cuộc để công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập có kết quả tương xứng với vị trí, vai trò của Thủ đô; tập trung xây dựng xã hội học tập gắn với xây dựng văn hóa, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh mà Nghị quyết 15- NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đã đề ra.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trước hết là người đứng đầu đối với công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Phấn đấu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, gia đình cán bộ, đảng viên trở thành “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập”, “Gia đình học tập” để làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong Nhân dân; mỗi doanh nghiệp là hạt nhân quan trọng trong việc đào tạo, đào tạo lại người lao động; mỗi người dân có ý thức tự học để nâng cao trình độ bản thân, nhất là năng lực tự học trong kỷ nguyên số để góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Nghị quyết 23-NQ/TU tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thế nào?
Nghị quyết 23-NQ/TU đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 23-NQ/TU năm 2023 đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:
(1) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
- Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Duy trì tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi biết chữ đạt 99,5% trở lên.
- Tỷ lệ người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt 95%.
- 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo.
- Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
- 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
(2) Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân
- Tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 75 - 80%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt tỷ lệ 55 - 60%.
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 50%.
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 50%.
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 50%. Trong đó, 12% dân số có trình độ đại học trở lên.
- 100% cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước thuộc Thành phố được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng phù hợp theo yêu cầu nghiệp vụ và Quyết định 21/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
(3) Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trực thuộc triển khai đại học số và xây dựng học liệu số.
- Phấn đấu 80% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số.
- 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.
- Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 80 - 85%.
(4) Xây dựng các mô hình học tập trong xã hội
- Tỷ lệ người dân đạt danh hiệu công dân học tập đạt 50%; Tỷ lệ người dân có kỹ năng số đạt 50%.
- Tỷ lệ gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đạt 60%.
- Tỷ lệ đơn vị được công nhận là đơn vị học tập đạt 50%.
- 40% quận, huyện, thị xã được công nhận danh hiệu huyện học tập theo các tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Đăng ký danh hiệu “Thành phố học tập” theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Ngoài ra, Nghị quyết 23-NQ/TU năm 2023 còn đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm:
(1) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
- Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ đạt tỷ lệ 99,6%.
- Người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt tỷ lệ 96%.
- 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo.
- Duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
-100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
(2) Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân
- Tỷ lệ người lao động được qua đào tạo đạt 80 - 85%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 60%.
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 70%.
- Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 70%.
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 60%. Trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên.
- Trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 85 - 90%.
(3) Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trực thuộc tiếp tục triển khai đại học số và xây dựng học liệu số.
- Phấn đấu 90% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số.
- 90% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.
(4) Xây dựng các mô hình học tập trong xã hội
- 70% người dân đạt danh hiệu công dân học tập; 70% người dân có kỹ năng số.
- 80% gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập.
- 70% đơn vị được công nhận là đơn vị học tập.
- 60% quận, huyện, thị xã được công nhận danh hiệu huyện học tập theo các tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Thành phố được công nhận danh hiệu “Thành phố học tập”.
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Nghị quyết 23-NQ/TU đặt ra là gì?
Theo Mục III Nghị quyết 23-NQ/TU năm 2023 nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2024 như sau:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố;
- Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và Nhân dân
- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập trong phạm vi từng địa phương, đơn vị
- Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin
- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội trong phong trào khuyến học, khuyến tài phù hợp với tình hình mới
- Phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động và đa dạng các mô hình học tập
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập
- Tăng cường hợp tác quốc tế, phấn đấu trở thành “Thành phố học tập” của UNESCO
- Các nhiệm vụ, giải pháp khác
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?