Nghị quyết 159/2024 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 chưa tăng tiền lương CBCCVC, lương hưu đúng không?
- Nghị quyết 159/2024 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 chưa tăng tiền lương CBCCVC, lương hưu đúng không?
- Dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 thế nào?
- Dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 ra sao?
Nghị quyết 159/2024 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 chưa tăng tiền lương CBCCVC, lương hưu đúng không?
Ngày 13/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 159/2024/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Cụ thể, thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 như sau:
- Số thu ngân sách nhà nước là 1.966.839 tỷ đồng (một triệu, chín trăm sáu mươi sáu nghìn, tám trăm ba mươi chín tỷ đồng).
- Sử dụng 60.000 tỷ đồng (sáu mươi nghìn tỷ đồng) nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng (năm mươi nghìn, sáu trăm mười chín tỷ đồng) nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
- Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.548.958 tỷ đồng (hai triệu, năm trăm bốn mươi tám nghìn, chín trăm năm mươi tám tỷ đồng).
- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 471.500 tỷ đồng (bốn trăm bảy mươi mốt nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 3,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:
+ Bội chi ngân sách trung ương là 443.100 tỷ đồng (bốn trăm bốn mươi ba nghìn, một trăm tỷ đồng), tương đương 3,6%GDP;
+ Bội chi ngân sách địa phương là 28.400 tỷ đồng (hai mươi tám nghìn bốn trăm tỷ đồng), tương đương 0,2%GDP.
- Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 835.965 tỷ đồng (tám trăm ba mươi lăm nghìn, chín trăm sáu mươi lăm tỷ đồng).
>> Chi tiết dự toán ngân sách nhà nước tại Nghị quyết 159/2024/QH15 tải
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định về việc thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.
3. Cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế; cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
4. Cho phép các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp địa phương có nguồn dư lớn, cam kết bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2030 và không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.
Như vậy, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để tiếp tục thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng hiện nay.
Đồng thời, trong năm 2025 cũng chưa thực hiện tăng tiền lương khu vực công (Cán bộ, Công chức, Viên chức), lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công.
Nghị quyết 159/2024 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 chưa tăng tiền lương CBCCVC, lương hưu đúng không? (Hình từ Internet)
Dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 thế nào?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 như sau:
- Cho phép chuyển nguồn 56.136,146 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 còn lại chưa phân bổ để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án được Quốc hội cho phép sử dụng dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết 112/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội, trong đó:
+ Phân bổ 47.601,121 tỷ đồng dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung theo Báo cáo 652/BC-CP năm 2024 của Chính phủ.
+ Số vốn còn lại chưa phân bổ là 8.535,025 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Cho phép kéo dài sang năm 2025 việc thực hiện và giải ngân tối đa 579,306 tỷ đồng kế hoạch vốn từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 chưa giải ngân hết để giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng (bao gồm cả phần chậm trả) của các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Nghệ An thuộc nhiệm vụ ngân sách trung ương phát sinh sau khi các dự án này đã quyết toán.
Dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 ra sao?
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 như sau:
- Cho phép chuyển nguồn 18.220 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 còn lại chưa phân bổ để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 cho các nhiệm vụ, dự án được Quốc hội cho phép sử dụng dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội, trong đó:
- Phân bổ 4.900 tỷ đồng dự phòng chung nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và dự toán, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tại Báo cáo 652/BC-CP năm 2024 của Chính phủ.
- Số vốn còn lại chưa phân bổ là 13.320 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phân bổ khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm những hoạt động nào? Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
- CBCCVC không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024 thế nào?
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?