Nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2024 vào thứ mấy? Giỗ tổ Hùng Vương 2024 tổ chức lễ kỷ niệm cụ thể như thế nào?
Nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2024 vào thứ mấy?
Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10/3) hay còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là một ngày lễ lớn trên toàn quốc.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng. Bên cạnh đó, mùng 10 tháng 3 còn là dịp để chúng ta tìm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và về tổ tiên.
Hằng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, hàng triệu người dân đều tụ hội về Đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ để thắm hương tưởng nhớ các vị vua Hùng.
Theo lịch vạn niên tháng 04 năm 2024 thì Giỗ tổ hùng vương năm 2024 nhằm Thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch.
Căn cứ nội dụng tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 cụ thể như sau:
Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) năm 2024, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch nhằm Thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch.
Như vậy, lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2024 vào Thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch.
Giỗ tổ Hùng Vương 2024 tổ chức lễ kỷ niệm cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2013/NĐ-CP hướng dẫn tổ chức kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như sau:
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;
c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:
Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;
Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với Năm lẻ 5, năm khác.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
Như vậy, năm nay ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xác định là năm khác (2024) nên được tổ chức kỷ niệm như sau:
- Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm.
- Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
...
Như vậy, hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
*Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với cá nhân, mức xử phạt đối với tổ chức gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?