Nghị định 81/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ ngày 01/12/2023?
- Nghị định 81/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ ngày 01/12/2023?
- Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ từ ngày 01/12/2023 ra sao?
Nghị định 81/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ ngày 01/12/2023?
Nghị định 81/2023/NĐ-CP được ban hành vào ngày 27/11/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ.
Theo đó, tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ ngày 01/12/2023 như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra.
- Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền; thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, tổ chức xã hội khu vực ngoài nhà nước theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ.
- Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền.
- Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi, đánh giá tình hình tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, ngành, địa phương và khu vực ngoài nhà nước.
- Phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung ương trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng, tiêu cực và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nghị định 81/2023/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực từ ngày 01/12/2023? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo được quy định như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 81/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ đối với công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo, từ ngày 01/12/2023 như sau:
- Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
- Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
- Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
- Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
- Xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ từ ngày 01/12/2023 ra sao?
Tại Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ như sau:
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp.
- Văn phòng.
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).
- Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).
- Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
- Ban Tiếp công dân trung ương.
- Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.
- Báo Thanh tra.
- Tạp chí Thanh tra.
- Trường Cán bộ Thanh tra.
- Trung tâm Thông tin.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 14 Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Các đơn vị từ khoản 15 đến khoản 19 Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Nghị định 81/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?