Nghị định 73/2023/NĐ-CP về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm? Khi nào Nghị định bắt đầu có hiệu lực?
- Đã có Nghị định 73/2023/NĐ-CP về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm?
- Các biện pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm gồm những gì?
- Điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm là gì?
- Khi nào Nghị định 73/2023/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực?
- Có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ hiện nay?
Đã có Nghị định 73/2023/NĐ-CP về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm?
Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 73/2023/NĐ-CP về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
> Tải toàn bộ Nghị định 73/2023/NĐ-CP TẠI ĐÂY.
Theo đó, Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; viên chức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nghị định 73/2023/NĐ-CP về bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm? Khi nào Nghị định bắt đầu có hiệu lực? (Hình từ Internet)
Các biện pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Biện pháp bảo vệ cán bộ
1. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì không bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra và gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho phép thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, cán bộ dám nghĩ dám làm được bảo vệ theo các nội dung nêu trên.
Ngoài ra, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho phép thực hiện và đánh giá kết quả đề xuất đổi mới, sáng tạo được áp dụng các biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Nghị định 73/2023/NĐ-CP nêu trên và theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ
1. Chính sách khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo quy định tại Nghị định này được áp dụng khi nội dung đề xuất đổi mới, sáng tạo đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có khả năng tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và giải quyết hiệu quả vấn đề được đề xuất;
b) Vì lợi ích chung, đem lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị;
c) Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị khác;
d) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo quy định tại Nghị định này được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ đánh giá là hoàn thành theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra, gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung.
Như vậy, việc áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Khi nào Nghị định 73/2023/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 73/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Nghị định 73/2023/NĐ-CP được chính thức áp dụng từ ngày 29/9/2023.
Có mấy hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo như quy định trên, hiện nay có 4 hình thức kỷ luật đối với cán bộ bao gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Bãi nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?